Bạc Liêu chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu nông thủy sản địa phương.

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, miền đất cực Nam của Tổ quốc. Bạc Liêu là tỉnh nông nghiệp có tiềm năng phát triển lớn về nuôi tôm nước lợ, cây lúa và diêm nghiệp. Ngoài ra, chăn nuôi cũng là thế mạnh của tỉnh, nông nghiệp là một trong năm trụ cột quan trọng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bạc Liêu. Vì vậy, ngành nông nghiệp Bạc Liêu đang thúc đẩy tái cơ cấu nhằm hướng đến xây dựng nền nông nghiệp và nông thôn phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững.

Để tạo những bước tiến vững chắc trong phát triển kinh tế, trong những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã nỗ lực huy động nhiều nguồn lực, đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra các sản phẩm nông, thủy sản đặc trưng và có giá trị, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Một số sản phẩm đặc sản đặc trưng của tỉnh Bạc Liêu

Gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi

Gạo Tài Nguyên Vĩnh Lợi là loại gạo được xát trắng từ giống lúa mùa Tài Nguyên có nguồn gốc rất lâu đời ở Việt Nam. Lúa Tài Nguyên là giống lúa mùa truyền thống nổi tiếng được canh tác trên diện tích lớn. Gạo Tài Nguyên được sản xuất trong điều kiện có nhiều đặc điểm khác biệt so với những sản phẩm cùng loại khác như khí hậu và đất đai. Do đó, đã tạo ra hai loại gạo khác nhau, gạo Tài Nguyên “hạt đục” và gạo Tài Nguyên “hạt trong”. Trong đó, gạo Tài Nguyên “hạt đục” được người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Lúa Tài nguyên Vĩnh Lợi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể từ năm 2010.

Sản phẩm gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi

Sản phẩm gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi là một loại gạo đặc sản, gạo dẻo, thơm và cơm ngon. Loại gạo này đã có chỗ đứng trên thị trường. Để tiếp tục duy trì và giữ vững chất lượng gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi, huyện Vĩnh Lợi đã hợp tác với Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nhằm phục tráng giống lúa Tài nguyên, tăng năng suất và chất lượng gạo. Hiện nay, giống lúa Tài nguyên Vĩnh Lợi nguyên chủng đã được cung cấp cho các hộ dân trên địa bàn Vĩnh Lợi để sản xuất.

Tôm, cua giống Gành Hào Đông Hải Bạc Liêu

Gành Hào là một thị trấn thuộc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Nằm giáp biển, vùng đất Gành Hào rất thích hợp với nghề nuôi tôm giống. Tôm, cua giống Gành Hào Đông Hải tỉnh Bạc Liêu là thương hiệu nổi tiếng, niềm tự hào của người dân Đông Hải. Nhiều năm qua, hợp tác xã Gành Hào Tôm cua giống (ấp Kinh Xáng, xã Định Thành A, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) được xem là điển hình trong phát triển và đưa thương hiệu tôm, cua giống vươn xa. Tôm, cua giống Gành Hào đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2012.

Với mục đích tập hợp những nông dân có nghề truyền thống nuôi tôm, cua giống ở địa phương, tổ hợp tác sản xuất tôm cua giống Gành Hào đã ra đời. Từ đó đến nay, hợp tác xã không ngừng cải tiến chất lượng con giống và trở thành một điển hình đưa nhãn hiệu tôm, cua giống Gành Hào, Đông Hải, Bạc Liêu bước vào các thị trường lớn.

Mô hình nuôi tôm giống tại Gành Hào Đông Hải Bạc Liêu

Bạc Liêu chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu nông thủy sản địa phương.

Ngoài nuôi tôm, cua giống, Đông Hải còn có nhiều mô hình sản xuất kết hợp với con tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi tôm kết hợp với nuôi cá, nuôi cua, sò huyết. Điển hình là mô hình nuôi tôm kết hợp với sò huyết dọc theo các tuyến kênh xáng Gành Hào – Hộ Phòng, hoặc tập trung nuôi nhiều ở xã An Phúc, An Trạch A và Long Điền Tây, năng suất bình quân từ 6 – 8 tấn/ha.

Bạc Liêu từng bước phát triển và quảng bá thương hiệu nông, thủy sản địa phương.

Tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng 23 cánh đồng lúa lớn và kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất. Ngoài các loại cây thực phẩm được đưa vào sản xuất còn có một số loại cây trồng khác như: cây có củ, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả.

Tỉnh đã xác định tập trung đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu và xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước. Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Xây dựng khu, vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, nuôi siêu thâm canh theo quy hoạch. Đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nghề nuôi, đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi. Nhân rộng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, ứng dụng công nghệ cao hướng đến nuôi trồng thủy sản có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, ASC hoặc Organic để tăng năng suất, sản lượng, đảm bảo chất lượng phục vụ xuất khẩu.

© Tuyên bố bản quyền