Xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Măng cầu Hậu Giang” và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Hậu Giang đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu xiêm đem lại kinh tế cao và có đầu ra ổn định. Tháng 6 năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với mãng cầu Hậu Giang, từ đó mở ra cho loại quả này cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới xuất khẩu.

Mãng cầu xiêm (hay còn gọi là mãng cầu gai) có thể trồng trên nhiều nền đất khác nhau như đất mặn, phèn, hạn, chua. Cây có sức đề kháng tốt, ít kén đất, năng suất và giá trị kinh tế cao. Mãng cầu xiêm cho ra trái quanh năm, trung bình nặng khoảng 1 – 3 kg/trái, khi chín có hương thơm dịu, vỏ xanh thịt trắng sáng, có vị chua ngọt hấp dẫn.

Mãng cầu xiêm trồng khoảng 2 năm thì ra trái và cho trái hai vụ mỗi năm. Vụ thuận vào mùa nắng và vụ nghịch vào mùa mưa. Tuy nhiên, để mãng cầu tự thụ phấn sẽ cho trái rất ít. Do vậy, qua thời gian nghiên cứu, học hỏi, nông dân đã tìm ra bí quyết để thụ phấn nhân tạo cho mãng cầu ra trái nhiều và có trái quanh năm.

Xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Măng cầu Hậu Giang” và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Mãng cầu xiêm của tỉnh Hậu Giang đã trở thành cây trồng tiềm năng và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nông dân ở Hậu Giang đã mạnh dạn chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu xiêm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với biến đổi khí hậu đã mang lại kết quả tích cực.

Hiện nay, toàn tỉnh Hậu Giang có hơn 900 ha trồng mãng cầu, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy. Nhận thấy giá trị kinh tế của mãng cầu, nhiều địa phương như huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ đã xây dựng đề án, quy hoạch diện tích nhằm giúp người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mãng cầu, từ đó diện tích mãng cầu không ngừng tăng lên hàng năm. Nhiều công ty thu mua, bao tiêu sản phẩm mãng cầu để chế biến và xuất khẩu như Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp.

Để bà con phát triển trồng mãng cầu xiêm ngày càng hiệu quả, ngành nông nghiệp khuyến khích các địa phương thành lập hợp tác xã trồng mãng cầu xiêm và từng bước xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm an toàn từ trái tươi và trà mãng cầu để phục vụ cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập.

Chế biến trà mãng cầu đáp ứng thị trường tiêu thụ:

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mãng cầu xiêm chín ở nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giảm giá chỉ còn từ 8.000-10.000 đồng/kg, giảm gần 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước nhưng mãng cầu ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ và một số huyện khác vẫn tiêu thụ ổn định. Người dân chủ động hái xanh và xắt ra phơi khô làm trà mãng cầu xiêm bán mang lại lợi nhuận khá cao và giá bán ổn định.

Trà mãng cầu được xem là “thần dược” có thể giảm huyết áp, tăng cường sức đề kháng và khả năng tiêu hóa, phòng chống ung thư. Loại trà này còn giúp làm đẹp như giảm cân, đẹp da và kháng viêm.

Nhận thấy hiệu quả của mãng cầu xiêm khá lớn nên tỉnh đã đầu tư, hỗ trợ cho nông sản phát triển. Tiếp theo sau khi đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu “Mãng cầu Hậu Giang”, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ trao vào tháng 6/2019.

Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, là nhãn hiệu tập thể và chủ giấy chứng nhận là Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hậu Giang. Trong thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hậu Giang sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Mãng cầu Hậu Giang” cho các hợp tác xã sản xuất mãng cầu nhằm đưa sản phẩm từ trái mãng cầu của Hậu Giang phát triển tốt hơn.

Vào tháng 5/2017, UBND tỉnh đã quyết định ban hành Chương trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017 – 2020”. Trong đó có thực hiện dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Mãng cầu Hậu Giang” dùng chung cho sản phẩm mãng cầu của tỉnh Hậu Giang”. Mục tiêu của dự án là giúp quản lý và sử dụng nhãn hiệu mãng cầu Hậu Giang có hiệu quả. Song song với kiểm soát chặt chẽ chất lượng và nguồn gốc trái, dự án cũng góp phần nâng cao giá trị kinh tế và quảng bá, giới thiệu sản phẩm mãng cầu ra thị trường.

© Tuyên bố bản quyền