Tiềm năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp có vị trí chiến lược, vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm; là trung tâm giao lưu kinh tế, trung tâm du lịch sinh thái của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; là “đất sen hồng” của miền Tây; nổi tiếng với nhiều khu di tích, danh lam thắng cảnh mang nét độc đáo và riêng biệt.

Tỉnh Đồng Tháp nằm trong nhóm đứng đầu các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, nổi bật là ngành chế biến cá tra luôn dẫn đầu khu vực và cả nước.

Đồng Tháp là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP phát triển đứng đầu trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 4 trên cả nước. Đến nay, tỉnh Đồng Tháp có 357 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao, 81 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 275 sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Hiện còn 3 sản phẩm tiềm năng đang đợi Hội đồng Trung ương xét đánh giá, phân hạng 5 sao.

Để phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp, làng nghề của Đồng Tháp đạt hiệu quả trong thời gian tới, các sản phẩm này cùng nằm trong chuỗi giá trị, không tách rời nhau, tạo lợi thế kép trong phát triển. Mặt khác cần có sản phẩm đặc trưng OCOP mang yếu tố bản địa từ những làng nghề và cần phải xác định sản phẩm OCOP phù hợp gắn với du lịch để tập trung đầu tư.

Ngoài ra, cần có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản tỉnh Đồng Tháp gắn với doanh nghiệp lữ hành, để các đơn vị lữ hành thiết kế những chương trình du lịch tham quan và trải nghiệm hấp dẫn, có tính liên kết tại nhiều điểm OCOP. Đồng thời thường xuyên có những chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu du khách mua những sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.

Tiềm năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp

Các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp:

Xoài Cao Lãnh:

Xoài là cây trồng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp, mang lại giá trị kinh tế cao. Đến nay, toàn tỉnh đã có 14.000 ha, sản lượng hằng năm đạt khoảng 200.000 tấn, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu nhiều nước trên thế giới. Đạt được thành tích này, có sự đóng góp không nhỏ của những người trồng xoài trên địa bàn huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh – hai địa phương có diện tích xoài nhiều nhất tỉnh Đồng Tháp.

Đồng Tháp đã chọn cây xoài là một trong năm ngành hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng xoài chiếm trên 14.000 ha, sản lượng hơn 150.000 tấn/năm, ước đạt giá trị gần 2.700 tỉ đồng.

Đến với Đồng Tháp, vùng đất nổi tiếng với nhiều loại nông sản ngon, trong đó có xoài Cao Lãnh. Đặc sản Đồng Tháp Mười – xoài không chỉ giúp nâng cao hình ảnh địa phương mà còn mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân nơi đây.

Do nằm ven sông Tiền nên Cao Lãnh quanh năm phát triển, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây ăn quả, đặc biệt là xoài. Hiện nay, huyện Cao Lãnh là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích trồng xoài, với tổng số 5.598 ha cây ăn trái, trong đó hơn 4.000 ha.

Xoài Cao Lãnh hiện có hai giống chính là xoài cát Chu và xoài cát Hòa Lộc. Khi cầm trên tay quả xoài có phần cuống nhô ra ngoài, trái chín màu ửng đỏ, nếm vào thấy dai và ngọt dịu thì đó là xoài cát Chu. Còn quả có trọng lượng nặng hơn, to và thon dài hơn, thịt thơm hơn thì đó là xoài cát Hòa Lộc.

Tỉnh đã quy hoạch vùng chuyên canh trồng xoài Cát Chu (60% diện tích) và xoài cát Hòa Lộc (30% diện tích) tập trung nhiều nhất ở huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh. Nông dân thực hiện trồng rải vụ, thu lợi nhuận cao hơn từ 50-60 triệu đồng/ha.

Toàn tỉnh có 8 đơn vị sản xuất xoài đạt chuẩn OCOP, trong đó có 4/12 sản phẩm đạt 4 sao. Phát triển chuỗi phục vụ thương mại cho xoài, hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống máy móc, kho bãi, vận chuyển nông sản.

Hiện nay Đồng Tháp có 18 hợp tác xã, 36 hội quán nông dân trồng xoài tổ chức liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển chuỗi phục vụ thương mại cho xoài, hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống máy móc, kho bãi, vận chuyển nông sản.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, diện tích trồng xoài đạt 36% trong tổng số diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh. Ứng dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhà vườn, lợi nhuận tăng ít nhất 15%/năm. Cấp mã số vùng đạt 11.000 ha xoài phục vụ xuất khẩu, 20% sản phẩm xoài tươi đạt chuẩn VietGAP, 2% diện tích xoài hữu cơ (293 ha); đầu tư mới nhà máy chế biến xoài và phế phụ phẩm xoài công suất 30.000 tấn xoài/năm.

Quýt hồng Lai Vung:

Cây quýt hồng Lai Vung là cây đặc sản nổi tiếng nhờ khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp đã khiến cho cây quýt hồng Lai Vung cho trái to, ít hạt, vỏ mỏng, màu sắc vàng cam bắt mắt, mọng nước, thơm dịu và có vị ngọt, chua nhẹ đặc biệt.

Quýt hồng là cây đặc sản của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Nhằm giúp cho cây quýt hồng phát triển, sau năm 2000, huyện Lai Vung đã cho xây dựng và thực hiện Đề án liên kết chống lũ cho vườn cây ăn trái. Từ đó, diện tích trồng quýt hồng tăng liên tục hàng năm. Điều kiện tự nhiên phù hợp và giá tiêu thụ luôn ở mức có lãi cao cho nên đã nhanh chóng thu hút nông dân chuyển đổi sang trồng quýt hồng. Đỉnh điểm phát triển từ khoảng năm 2010 đến 2016, mỗi năm tăng bình quân gần 100ha, nâng tổng diện tích lên gần 1.000ha, với sản lượng bình quân khoảng hơn 30 nghìn tấn, mang lại giá trị gần 1.000 tỷ đồng mỗi năm.

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có diện tích trồng cây có múi là 8.056 ha, trong đó, huyện Lai Vung có diện tích là 5.776 ha, chiếm 72% diện tích trồng toàn tỉnh, chủ yếu là quýt hồng, quýt đường và cam xoàn. Đây là những loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế rất cao đối với người dân và tạo nên thế mạnh đặc trưng cho phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

Huyện Lai Vung hiện có hơn 300 ha quýt hồng, trong đó, diện tích đang cho trái là hơn 200 ha. Huyện phấn đấu đến năm 2024, diện tích bảo tồn quýt đạt gần 550 ha, trong đó khu vực khắc phục dịch bệnh gần 199 ha, khu vực trồng lại hoàn toàn là gần 348 ha.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt và triển khai thực hiện Bảo tồn vườn quýt hồng huyện Lai Vung giai đoạn 2020-2024. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục triển khai giai đoạn hai của đề tài cải thiện phẩm chất trái quýt hồng huyện Lai Vung do Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì. Qua đó, đưa vào sản xuất giống quýt hồng mới mà vẫn giữ được những đặc tính tốt hiện có.

Hiện quýt hồng đã được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền. Ngoài giá trị là trái cây chứa nhiều dinh dưỡng, quýt hồng còn có nhiều giá trị về mặt du lịch, văn hóa, kinh tế – thương mại.

© Tuyên bố bản quyền