Những giá trị văn hóa đặc sắc của làng quê Kim Thành, Hải Dương
Nếp Quýt là giống lúa đặc sản được người dân huyện Kim Thành gieo cấy với những ưu điểm vượt trội về hàm lượng dinh dưỡng cao, cơm ngon thơm. Huyện đã mở rộng diện tích và xây dựng mô hình sản xuất nếp Quýt theo tiêu chuẩn VietGAP, quảng bá đặc sản nếp Quýt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nếp Quýt Kim Thành là giống lúa có chất lượng gạo thơm ngon, giá trị cao, đã được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể và giống lúa này đang được xét duyệt sản phẩm OCOP.
Nhiều địa phương trong huyện đã mở rộng diện tích sản xuất nếp Quýt; xây dựng mô hình sản xuất nếp Quýt theo tiêu chuẩn VietGAP; tích cực quảng bá đặc sản nếp Quýt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các loại gạo nếp khác trên thị trường.
Trên địa bàn huyện Kim Thành hàng năm cấy hơn 1.000 ha diện tích lúa nếp, riêng giống nếp Quýt chiếm hơn 200 ha. Những năm gần đây, nếp Quýt đã trở thành sản phẩm hàng hóa được nhiều huyện trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Mô hình sản xuất giống nếp Quýt
Để duy trì giống lúa và từng bước phát triển thương hiệu nếp Quýt Kim Thành, loại lúa này đã được nghiên cứu phục tráng và bảo tồn. Huyện đã xây dựng mô hình nếp Quýt thương phẩm tại xã Cổ Dũng, Tuấn Hưng và Phúc Thành với quy mô 60 ha để tiếp tục nghiên cứu phục tráng, đáp ứng nhu cầu giống và khả năng tiêu thụ trong thời gian tới.
Hiệp hội Sản xuất và Thương mại nếp Quýt Kim Thành được thành lập nhằm phát triển thương hiệu nếp Quýt, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, giúp người dân từng bước tham gia sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi giá trị, nâng cao năng suất, kiểm soát được chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, nâng cao thu nhập, từ đó nâng cao được uy tín của nhà phân phối, là điều kiện để chiếm lĩnh khách hàng và mở rộng thị trường, mở rộng quy mô thương mại cho sản phẩm Nếp Quýt Kim Thành. Với những ưu điểm vượt trội như hạt tròn, phôi lớn, gạo ngon, thơm, vị gạo ngậy, bùi khiến giống lúa trở thành sản phẩm đặc sản. Tuy nhiên, việc bảo tồn nguồn giống của người dân tại địa phương còn nhiều hạn chế do tập quán canh tác lạc hậu, năng suất thấp chỉ từ 35 – 40 tạ/ha.
Với việc phục tráng giống nếp Quýt, nhờ được ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, địa phương đã sản xuất thành công 500 kg giống siêu nguyên chủng nếp Quýt phục vụ cho việc sản xuất nếp Quýt thương phẩm trong huyện và một số địa phương khác. Sản lượng nếp Quýt đã tăng khá hơn và phát triển tốt, hạn chế thấp nhất tỷ lệ sâu bệnh. Diện tích gieo cấy cũng tăng theo từng năm.
Năng suất nếp Quýt phục tráng hiện đạt 48-50 tạ/ha, cao hơn giống nếp Quýt chưa qua phục tráng từ 8-10 tạ/ha. Giá bán nếp Quýt cũng cao hơn các giống lúa nếp thông thường từ 25-30%. Thóc nếp Quýt tươi, thóc nếp Quýt đã phơi khô đều rất dễ tiêu thụ trên thị trường. Với giá bán thóc 15.000 đồng/kg, mô hình sản xuất tập trung đã đem lại lãi cao hơn mô hình sản xuất đại trà khoảng 2 triệu đồng/ha. Hiệu quả tăng lên rõ rệt từ 3 – 5% nhờ áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Một số đơn vị như HTX Đầu tư dịch vụ nông sản sạch Nam Điền có khoảng 18 ha chuyên phục tráng, sản xuất nếp Quýt. Quá trình canh tác đều được HTX áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP với quy trình khép kín. Trung bình mỗi năm, HTX thu mua từ 150 – 170 tấn thóc nếp Quýt của nông dân địa phương để chế biến, cung cấp cho thị trường.
Tiêu thụ ổn định nhờ chất lượng tốt, giá cao
Giống lúa nếp Quýt từ khi được cấp nhãn hiệu tập thể đã được nhiều người biết đến. Việc bán thóc nếp thương phẩm và sản phẩm gạo thuận lợi hơn nhiều. Hầu hết thóc thương phẩm đều được các cơ sở đăng ký thu mua từ đầu vụ với giá ổn định. Thương hiệu gạo nếp Quýt Kim Thành hiện đã có mặt tại nhiều siêu thị, cửa hàng.
Quy trình sản xuất gạo nếp Quýt luôn được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ khâu gieo trồng đến thu hoạch và bảo quản, đảm bảo sự đồng đều về chất lượng. Toàn bộ sản phẩm sau khi chế biến sẽ được đóng gói và mang nhãn hiệu tập thể lúa nếp Quýt Kim Thành. Nhờ có thương hiệu và chất lượng tốt nên gạo nếp Quýt đặc sản Kim Thành tiêu thụ rất ổn định, giá luôn ở mức cao trên thị trường.
Nhiều địa phương trong huyện đã mở rộng diện tích sản xuất; xây dựng mô hình sản xuất nếp Quýt theo tiêu chuẩn VietGAP; tích cực quảng bá đặc sản nếp Quýt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các loại gạo nếp khác trên thị trường.
Thương hiệu nếp Quýt Kim Thành đang ngày càng được khẳng định chất lượng, từng bước có chỗ đứng trên thị trường. Nếu sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP thì nếp Quýt sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa trong sản xuất, tiêu thụ.
Thời gian tới huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân mở rộng sản xuất nói chung, mở rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng. Huyện cũng sẽ có các chính sách hỗ trợ người dân tham gia quảng bá sản phẩm, mở các gian hàng trưng bày, bán sản phẩm nếp Quýt Kim Thành.