Năm 2019: Quảng Trị tiếp tục triển khai mô hình trồng hoa công nghệ cao trên diện rộng.

Sa Mù là vùng khu biệt khí hậu tương tự như Đà Lạt, rất thích hợp để trồng các loại hoa ôn đới có nguồn gốc nước ngoài và có thể trồng các loại củ, quả, rau. Bên cạnh đó, với việc áp dụng công nghệ 4.0, Trạm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ Bắc Hướng Hóa có thể điều khiển hoa nở theo thời gian mong muốn, nhằm cung ứng ra thị trường đúng dịp lễ tết để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy, năm 2019 tỉnh Quảng Trị tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình này nhằm phát triển có hiệu quả, khai thác tiềm năng lợi thế của khu vực này.

Khí hậu, thổ nhưỡng ở khu vực đèo Sa Mù tỉnh Quảng Trị giúp hoa tulip và hoa ly sinh trưởng tốt.

Khu vực đèo Sa Mù nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, có nhiệt độ mát mẻ, đất đai và thổ nhưỡng đặc biệt, khí hậu mang tính chất đặc thù với nhiệt độ trung bình ban ngày 18-23 độ C, ban đêm 12-15 độ C, được ví là “tiểu Đà Lạt”. Điều kiện tại đây phù hợp để hình thành vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến chất lượng cao, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân.

Căn cứ vào nhu cầu thị trường, vào đặc điểm điều kiện tự nhiên của khu vực Bắc Hướng Hóa, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học & Công nghệ tỉnh Quảng Trị xác định đưa 2 giống hoa lily vào sản xuất thử nghiệm là giống Sorbonne nhập từ Cộng hòa Chile có đặc điểm hoa màu hồng, hoa hướng trên, cánh dày và có hương rất thơm. Giống thứ hai là Concador nhập từ Vương quốc Hà Lan có hoa màu vàng, phân cành dài, hoa hướng dưới, cánh hoa dày, có hương đặc trưng, số hoa trung bình trên cây từ 3-5 hoa, tỷ lệ hoa hữu hiệu đạt 96-98%. Hoa lily trồng thử nghiệm ở khu vực đèo Sa Mù phát triển tốt, ra hoa đúng thời điểm dịp tết và bán được giá, cho hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, với việc áp dụng công nghệ 4.0, Trạm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ Bắc Hướng Hóa có thể điều khiển hoa nở theo thời gian mong muốn, nhằm cung ứng ra thị trường đúng dịp lễ tết để có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Năm 2019: Quảng Trị tiếp tục triển khai mô hình trồng hoa công nghệ cao trên diện rộng.

Từ những thành công bước đầu trong việc nghiên cứu, sản xuất các loại hoa, được liệu do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện những năm trước, năm 2018, tỉnh đã có chủ trương triển khai dự án Khu thực nghiệm sản xuất chất lượng cao. Theo đó, Khu thực nghiệm sản xuất chất lượng cao có nhiệm vụ nghiên cứu cây trồng, con nuôi mới, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng tại đây.

Hoa Tulip được trồng ở Sa Mù.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao nhằm gia tăng giá trị.

Tỉnh Quảng Trị vườn hoa Lily lần đầu tiên giống được nhập khẩu từ Hà Lan, với nhiều chủng loại khác nhau đang phát triển tốt ở địa phương. Ngay trong năm 2018, Trung tâm đã chuyển giao công nghệ trồng hoa tulip và lily cho người dân Hướng Phùng để phát triển kinh tế theo hướng biến đổi công nghệ từ phức tạp thành đơn giản và dễ dàng để phù hợp với trình độ và điều kiện của người dân.

Số hoa này được trồng ở Trạm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ Bắc Hướng Hóa với số lượng hơn 17.000 gốc hoa Lily và Tulip, đặt tại đỉnh Sa Mù cao hơn 1.000 m, thuộc xã Hướng Phùng, Hướng Hoá. Mỗi loài hoa được trồng 6 giống khác nhau, nhập khẩu từ Hà Lan để chọn ra giống thích hợp.

Từ những thành công bước đầu trong việc nghiên cứu, sản xuất các loại hoa, dược liệu do Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị thực hiện những năm trước, năm 2018, tỉnh Quảng Trị đã có chủ trương triển khai dự án Khu thực nghiệm sản xuất chất lượng cao với tổng số vốn đầu tư trên 10 tỉ đồng. Dự án chuyên nghiên cứu cây trồng, con nuôi mới phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của khu vực đèo Sa Mù, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Từ đó nhân rộng để người dân khu vực này cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tạo điểm nhấn phục vụ phát triển du lịch. Hiện nay, dự án đã xây dựng trên diện tích 7 ha, áp dụng thành công khoa học kỹ thuật để nhân rộng các loại hoa cao cấp như hoa lily, hoa tulip và đang nghiên cứu, nhân rộng các giống cây ăn quả, dược liệu quý hiếm.

Theo Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, hoa Lily được trồng vào đầu tháng 11/2018, trong khi hoa Tulip vừa xuống giống vì có thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Hoa được trồng trong nhà kính rộng 1.000 m2. Toàn bộ việc đo nhiệt độ, độ ẩm, điều khiển gió, phun sương, hơi nước… đều được điều khiển và theo dõi bằng máy tính.

Hiện hoa Lily sinh trưởng tốt, thân cây mập mạp, lá tốt. Tùy theo giống, cây cao từ 1,2 đến 1,5 m, mỗi cây có bảy đến chín hoa. Hoa có ba màu chủ yếu là vàng, hồng phấn và đỏ.

Việc trồng khảo nghiệm trong hai năm để có thể chọn ra giống hoa thích hợp nhằm nhân rộng cho bà con. Dự kiến, trung tâm sẽ chọn ra ba giống thích hợp để nhân rộng, nhằm tạo ra vùng nguyên liệu hoa Lily và Tulip cung cấp cho thị trường miền Trung không chỉ mỗi dịp Tết mà còn vào các ngày lễ và nhu cầu chơi hoa suốt năm của người dân. Việc trồng thử nghiệm hoa thành công giúp địa phương phá thế độc canh cây cà phê để phát triển nông nghiệp bền vững.

UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, tiềm năng đất đai, khí hậu ở Hướng Hóa, đặc biệt là các xã ở khu vực đèo Sa Mù rất phù hợp phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Vì vậy, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các nhà đầu tư tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao quy trình trồng các sản phẩm hoa, quả, cây dược liệu để cung cấp cho thị trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. UBND tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị huyện Hướng Hóa cần sớm có quy hoạch chi tiết về vùng này để nhân rộng, tạo dựng thương hiệu các loại hoa, quả đủ sức cạnh tranh trên thị trường và phát triển nơi đây thành khu du lịch thân thiện môi trường. Đồng thời, tỉnh UBND tỉnh Quảng Trị cũng sẽ huy động vốn của người dân và doanh nghiệp để phát triển thành vùng cung ứng rau quả, hoa tươi cho tỉnh Quảng Trị nói riêng và toàn bộ khu vực miền Trung.

Nghề trồng hoa mang lại thu nhập cao cho người dân tỉnh Quảng Trị.

Những năm trở lại đây mô hình trồng hoa lan đã trở thành mô hình kinh tế được nhiều người dân lựa chọn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trên địa bàn huyện Triệu Phong ngày càng xuất hiện nhiều người chơi lan và kinh doanh về lan, trong đó mô hình trồng hoa lan công nghiệp là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Tại phường Đông Giang, Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, vụ mùa năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, nắng ấm giúp cho vùng trồng hoa phát triển tốt, ra hoa đúng dịp Tết cổ truyền Kỷ Hợi năm 2019.

Theo thống kê của UBND phường Đông Giang, năm nay, làng hoa An Lạc có 120 hộ tham gia trồng hoa trên tổng diện tích 5 ha; trong đó, có 3 ha trồng hoa trên đất vườn và 2 ha trồng hoa trong chậu tập trung. Người dân làng hoa An Lạc trồng chủ yếu các loại: cúc, tuy líp, ly, đồng tiền, dạ yến thảo, vạn thọ, hồng, hoa pháo và một số cây cảnh như sung, mai vàng, lộc vừng, sanh, bồ đề.

Với 5 ha trồng hoa, năm nay An Lạc cung ứng cho thị trường trên 35.000 chậu hoa các loại. Hoa của làng có giá từ 100.000 – 800.000 đồng/chậu, tùy loại. Với 35.000 chậu hoa, dự kiến năm nay làng hoa An Lạc đạt tổng doanh thu gần 4 tỷ đồng, cao hơn vụ hoa Tết năm 2018 khoảng 500 triệu đồng. Sau khi trừ đi các chi phí như tiền giống, phân bón, điện, nhân công, các hộ dân ở làng hoa An Lạc còn lãi gần 2 tỷ đồng.

Sản xuất hoa tươi không chỉ giúp xóa đói, giảm nghèo cho các hộ dân mà còn giúp người dân phương Đông Giang vươn lên làm giàu. Nhờ trồng hoa, thu nhập của các gia đình cải thiện nhiều, mua sắm được một số vật dụng đắt tiền như ti vi, xe máy, tủ lạnh.

Do đó, UBND phường Đông Giang cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi bà con chuyên canh cây hoa, cây cảnh, khuyến khích bảo vệ và phát huy nghề trồng hoa và cây cảnh truyền thống của địa phương, UBND tỉnh Quảng Trị và Thành phố Đông Hà đã hỗ trợ 7 hộ dân xây dựng 7 nhà màng ni lông rộng 120 m2/nhà, mỗi nhà trị giá 70 triệu đồng.

Hàng năm, địa phương đều có chính sách, cơ chế hỗ trợ và động viên người dân duy trì, phát triển diện tích trồng hoa truyền thống như tạo điều kiện để hộ dân tiếp cận với nguồn vồn vay ưu đãi; mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và thu hoạch nhằm đem lại hiệu quả kinh tế; tổ chức nhiều đợt tham quan học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với mô hình trồng hoa hiệu quả để người dân áp dụng vào điều kiện tự nhiên của địa phương.

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất hoa tươi nhằm biến Quảng Trị thành “tiểu Đà Lạt.”

Mặc dù đây mới chỉ là kết quả bước đầu, nhưng là tín hiệu vui để tỉnh Quảng Trị có những bước đi phù hợp, tiệm cận với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại trong tương lai gần, cũng là cơ sở trong kêu gọi, thu hút đầu tư vào khu vực được xem là rất lý tưởng này.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học điều kiện khí hậu tại khu vực này, Sở Khoa học và Công nghệ đã quyết tâm đầu tư mô hình hoa, cây cảnh và các loại cây dược liệu phù hợp điều kiện khí hậu ôn đới tại Sa Mù.

Bước đầu mô hình đã thành công, các loài hoa ở xứ lạnh đã phù hợp với khí hậu nơi đây. Vì vậy, năm 2019 đơn vị tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình này nhằm phát triển có hiệu quả, khai thác tiềm năng lợi thế của khu vực này.

UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, nơi đây có những tiềm năng để phát triển thành “tiểu Đà Lạt” ở Quảng Trị, bởi đây cũng có khí hậu tương đồng với Đà Lạt. Mục tiêu là hướng đến xây dựng khu vực này trở thành trọng điểm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nhằm phát triển sản xuất. Tỉnh Quảng Trị cũng đã chỉ đạo cho Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huy động nguồn lực của người dân và doanh nghiệp đóng góp để phát triển khu vực này.

© Tuyên bố bản quyền