Khám phá thị trường xuất khẩu cho sản phẩm thảm xơ dừa Bình Định.

Làng nghề dệt thảm xơ dừa và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ xơ dừa ở huyện Hoài Nhơn được quy hoạch phát triển đến năm 2020. Cùng với việc mở rộng tiêu thụ nội địa, các doanh nghiệp cũng đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thảm xơ dừa.

Ở xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, nghề dệt thảm xơ dừa ra đời vào những năm đầu của thế kỷ 20. Xã Tam Quan cũng là địa phương được chọn để triển khai dự án khôi phục phát triển làng nghề truyền thống ở Bình Định.

Sản phẩm “thảm xơ dừa” của làng nghề dệt thảm xơ dừa ở xã Tam Quan

Những tấm thảm xơ dừa được dệt từ thị xã Tam Quan là sản phẩm đẹp, mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, giá cả hợp lý được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Những công đoạn sản xuất thảm xơ dừa trước đây đều được làm bằng tay. Vỏ quả dừa khô được dùng để sản xuất, sau khi đập tưa thì đem ngâm nước cho nhựa ra hết. Xơ dừa khi đã hút nước thì vớt lên để ráo, giũ sạch hạt cám, những sợi cước xơ dừa nhỏ còn lại để dùng cho công đoạn tiếp sợi. Sợi được tiếp xong sau đó giăng thành trục và chuyển sang bước dệt thảm. Sau khi dệt thành phẩm, các tấm thảm xơ dừa được làm sạch, may lại hai đầu tránh sợi bị bung, tiếp đến là in hoa văn và đóng gói.

Khám phá thị trường xuất khẩu cho sản phẩm thảm xơ dừa Bình Định.

Với sự phát triển công nghệ, các xưởng sản xuất được các hộ dân đầu tư máy móc tiên tiến hơn để giảm sức lao động cho người dân. Những giai đoạn như đập vỏ dừa lấy sợi cũng trở nên thuận lợi, giảm thiểu thời gian sản xuất thảm xơ dừa.

Để sản xuất ra tấm thảm xơ dừa đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận và đây cũng là một trong những dòng sản phẩm tinh túy nhất trong ngành nghề thủ công mỹ nghệ hiện nay. Thảm xơ dừa đang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu thích với sự đa dạng của các mẫu mã, sản phẩm phong phú được trang trí bằng những nét hoa văn độc đáo.

Hai năm trước, huyện Hoài Nhơn đã tạo ra sản phẩm tấm thảm xơ dừa với tổng chiều dài 108m để xác lập kỷ lục “Tấm thảm xơ dừa dài nhất Việt Nam”. Việc xác lập kỷ lục không chỉ thúc đẩy nghề truyền thống này phát triển càng mạnh hơn mà còn góp phần quảng bá nghề dệt thảm xơ dừa của huyện Hoài Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung đến đông đảo du khách trong và ngoài nước, đồng thời mục tiêu không chỉ xuất khẩu ra những thị trường truyền thống mà còn được xuất khẩu ra các thị trường khác.

Cần chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển.

Trong quá trình định hướng phát triển thị trường của sản phẩm mỹ nghệ từ thảm xơ dừa còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa từ các cấp, ngành và người dân làng nghề nên trong thời gian qua, huyện Hoài Nhơn đã triển khai nhiều giải pháp khôi phục làng nghề dệt thảm xơ dừa nói riêng và phát triển các làng nghề truyền thống nói chung, xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Nhiều làng nghề truyền thống đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng việc phát triển làng nghề truyền thống của huyện Hoài Nhơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề còn chưa có sự đầu tư quy mô và đồng bộ mà hoạt động nhỏ lẻ, mang tính tự phát.

Để phát triển làng nghề truyền thống của huyện Hoài Nhơn có sự đầu tư về quy mô và đồng bộ thì huyện sẽ tập trung phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thông qua việc quy hoạch, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt là thu hút các dự án đầu tư phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện sẽ chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, tăng cường xúc tiến, quảng bá thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề truyền thống, trong đó có làng nghề dệt thảm xơ dừa.

Năm 2015, làng nghề dệt thảm xơ dừa ở Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã được chọn là Dự án văn hóa phi vật thể cần bảo tồn. Các cơ sở sản xuất thảm xơ dừa ở Tam Quan Nam đã triển khai nhiều phương án, tăng cường quảng bá, tiếp thị để đưa sản phẩm của mình đến các địa phương trên toàn quốc có hiệu quả, khẳng định là sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Thảm xơ dừa Tam Quan Nam không những được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất thảm xơ dừa ở Tam Quan Nam đã có phương án tăng cường quảng bá, tiếp thị để đưa sản phẩm của mình ra thế giới.

© Tuyên bố bản quyền