Xuất khẩu sầu riêng bền vững: Nông nghiệp hữu cơ – Giải pháp căn bản
Canh tác hữu cơ bảo vệ đất khỏi thoái hóa
Canh tác hữu cơ giúp giữ được cấu trúc tự nhiên của đất, cây trồng phát triển khỏe mạnh, sản phẩm nông nghiệp an toàn hơn cho người tiêu dùng. Đây được xem là con đường bền vững, giúp ngành nông nghiệp tránh xa nguy cơ ô nhiễm.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Cadimi không tự xuất hiện, mà đến từ sự chủ quan và những “lỗ hổng” kéo dài trong kiểm soát đầu vào.
Ông cảnh báo: “Cadimi không phải là một hiện tượng lạ mà là hệ lụy của cả một hệ thống sản xuất thiếu kiểm soát. Vấn đề không nằm ở khoa học kỹ thuật hay tài chính, cái khó nhất hiện nay là ở khâu tổ chức và quản lý”.
Ông Nghĩa cho rằng, không nên chỉ đổ trách nhiệm lên vai người nông dân, vì thị trường phân bón hiện nay như một “ma trận”. Nông dân không có khả năng phân tích được các thành phần, họ chỉ biết chọn loại phân nào cho hiệu quả nhanh là dùng.
Thậm chí, có những loại phân DAP trên thị trường từng bị phát hiện chứa hàm lượng Cadimi cao, nhưng thông tin cảnh báo cũng chưa đến được với người dân kịp thời. Điều đáng lo ngại là ngay cả nhiều nhà quản lý địa phương cũng chưa thực sự hiểu rõ bản chất vấn đề Cadimi, từ nguồn gốc đến cơ chế nhiễm và tác hại dài hạn. Do đó, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong chỉ đạo và giám sát khiến nông dân và doanh nghiệp như “đi trong sương mù”.
Đồng quan điểm, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng nhấn mạnh, cần phải kiểm soát chặt ngay từ gốc, không chỉ giúp việc đàm phán kiểm dịch và thông quan thuận lợi hơn, mà còn là “lá chắn” quan trọng trong quá trình ngăn chặn hành vi gian lận, bảo vệ uy tín nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
“Cần lập chốt kiểm dịch tại vườn, siết chặt tình trạng phân bón lậu, cải tạo đất và xây dựng hệ thống xét nghiệm chất cấm vùng trồng, xem đây là những giải pháp mang tính chiến lược giúp ngành sầu riêng Việt Nam từng bước khôi phục vị thế xuất khẩu”.
Theo ông Nguyên, một trong những giải pháp mang tính đột phá là thành lập hệ thống phòng xét nghiệm nhanh ngay tại vùng trồng theo mô hình xã hội hóa. Nhờ đó, nhà vườn có thể chủ động mang mẫu đất, nước hoặc trái đến kiểm tra và được cấp chứng nhận đạt chuẩn trước khi bước vào quy trình kiểm nghiệm tại các phòng lab.
Kiểm soát từ gốc, bịt “lỗ hổng” chất cấm
Hiện nay, các cơ quan chuyên môn đã bắt đầu triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp để cải tạo đất và phục hồi hệ sinh thái vi sinh vật trong đất. Một số hiệp hội đã làm việc với các câu lạc bộ sản xuất để tư vấn mang mẫu đất và nước đi xét nghiệm.
Theo nguồn tin, thời gian qua, nhiều hiệp hội đã phối hợp với nhiều địa phương để tổ chức xét nghiệm mẫu đất, nước, cải tiến quy trình sản xuất và tổ chức tọa đàm hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn cũng bắt tay phối hợp cùng nông dân tham gia vào cuộc “thanh lọc từ gốc”, bằng cách kiểm tra tồn dư Cadimi ngay tại vườn, loại bỏ các hộ trồng không đạt chuẩn ra khỏi chuỗi cung ứng.
Ông cảnh báo: “Cadimi tồn dư trong sầu riêng không bắt nguồn từ đặc điểm tự nhiên của đất, mà chủ yếu là hệ quả từ lạm dụng phân bón không kiểm soát”.
Theo ông, thời điểm đầu khi chất vàng O bị phát hiện trong sầu riêng, tỉ lệ mẫu vi phạm rất cao. Tuy nhiên, nhờ truyền thông và cơ quan chức năng, đến nay số mẫu vi phạm đã giảm đáng kể. Người nông dân đã dần hiểu rằng đây là chất bị cấm, có hại cho sức khỏe cộng đồng, nhưng vẫn cần tăng cường tập huấn để bà con ý thức được việc kiểm soát chất lượng.
Không chỉ Cadimi, ông còn cảnh báo về nguy cơ từ chất vàng O, một phẩm màu công nghiệp được dùng để đánh bóng vỏ sầu riêng, dù không ảnh hưởng phần thịt, nhưng có thể phát tán qua không khí và làm nhiễm chéo cả kho hàng. Nếu phát hiện, cơ sở đóng gói cần phải khử trùng toàn bộ nhà máy.
“Với năng lực xét nghiệm hàng trăm mẫu mỗi ngày, Trung tâm này sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng từ đầu vụ”.