Xôi tượng Sơn La đặt mục tiêu nâng cao sản lượng xuất khẩu.
Xoài tượng trồng tại Sơn La có chất lượng giòn, thơm ngon đặc trưng. Với diện tích trên 4.000 ha, Sơn La hiện là tỉnh có diện tích xoài rất lớn, trong đó có nhiều vùng xoài được trồng tập trung, đã được triển khai theo quy trình VietGAP với diện tích hàng trăm ha. Để phát triển thị trường xoài bảo đảm nguồn sản phẩm chất lượng, an toàn, thuận lợi cho cả người tiêu dùng và người sản xuất, đồng thời quảng bá du lịch cho địa phương, tỉnh Sơn La đang đưa ra giải pháp xuất khẩu xoài ra các thị trường nước ngoài. Thời gian thu hoạch giống xoài tượng của Sơn La thường được bắt đầu từ cuối tháng 6 đến tháng 8, đây là thời điểm được đánh giá thuận lợi để xuất khẩu.
Cây xoài tượng da xanh chủ yếu trồng tại huyện Yên Châu và huyện Mai Sơn, có sản lượng gần 2.000 tấn/năm. Trong đó, bản Văn Lùng, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu và bản Noong Xôm, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng. Các giống xoài lai đang được nông dân tại Sơn La mở rộng diện tích, vì vậy, tiềm năng để xuất khẩu xoài tại Sơn La còn rất lớn.
Xoài tượng da xanh đã được xuất khẩu sang thị trường Australia. Diện tích trồng xoài tượng da xanh Sơn La phục vụ xuất khẩu sang thị trường Australia và một số thị trường khác đạt khoảng 14,75 ha được tỉnh cấp mã số vùng trồng năm 2015. Cụ thể, hợp tác xã Ngọc Lan xã Hát Lót – huyện Mai Sơn khoảng 7,35 ha và hợp tác xã Nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc – huyện Yên Châu khoảng 7,4 ha.
Với diện tích trên 4.000 ha, Sơn La hiện là tỉnh có diện tích xoài rất lớn, trong đó có nhiều vùng xoài được trồng tập trung, đã được triển khai theo quy trình VietGAP với diện tích hàng trăm ha.
Xoài tượng giống GL3 và GL4 của Yên Châu và Mai Sơn thuộc tỉnh Sơn La đã có chuyến hàng 10 tấn đầu tiên trong tháng 6 năm 2018, trực tiếp xuất khẩu sang thị trường Australia. Đây là chuyến hàng đầu tiên của năm 2018 và cũng là lần thứ hai xuất khẩu của xoài tượng Sơn La đi Australia sau chuyến đi đầu tiên với 7 tấn xoài năm 2017.
Quy trình trồng xoài tượng Sơn La phục vụ xuất khẩu.
Hai giống xoài tượng da xanh giống GL3, GL4 trồng phục vụ xuất khẩu ở Sơn La là xoài Đài Loan được ghép với giống xoài địa phương (xoài tròn, xoài keo) từ nhiều năm trước. Giống xoài này thích hợp với vùng đất nhiều gió như tỉnh Sơn La, có khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh tốt.
Chi phí đầu tư cho mỗi hecta xoài tượng da xanh khoảng 80 triệu đồng, nếu được chăm sóc tốt sau 3 năm cho thu hoạch với sản lượng khoảng 20 tấn một hecta, đến năm thứ 5 sản lượng quả đạt đến 40 tấn một hecta.
Thời vụ thu hoạch xoài tượng da xanh hàng năm kéo dài khoảng 3 tháng. Doanh thu mỗi ha loại xoài này đạt 250 triệu đồng (tính theo đơn giá trung bình 6 tháng đầu năm 2018). Xoài tượng da xanh GL3, GL4 sinh trưởng mạnh, quả to, trọng lượng quả gần một cân, thịt quả dầy, giòn, thơm ngon hơn so với các giống bản địa.
So với xoài tượng xuất khẩu, chi phí đầu tư cho mỗi hecta xoài địa phương thấp hơn, chỉ khoảng 75 triệu đồng (do giống địa phương rẻ hơn) nhưng phải đến năm thứ 7 mới bắt cho thu hoạch chính thức. Sản lượng mỗi hecta chỉ đạt từ 8 đến 10 tấn. Xoài chín đồng loạt nên thời vụ thu hoạch hàng năm thường chỉ kéo dài được 20 đến 30 ngày.
Hiện tại, giá bán cho giống xoài tượng xuất khẩu trung bình là 19.000 đồng/kg, có giá cao hơn thị trường khoảng 15-20%. Mang đặc điểm thịt giòn, thơm ngon, tươi lâu, mẫu mã đẹp, với trọng lượng trung bình từ 7-9 lạng/trái, giúp cho giống xoài tượng Sơn La GL3 và GL4 đạt đủ điều kiện xuất khẩu, được người dân nước Australia ưa chuộng, và đánh giá cao.
Đảm bảo đủ các tiêu chuẩn cho hoạt động xuất khẩu.
Để đảm bảo tiêu chuẩn cho xuất khẩu, nông dân vùng trồng xoài đều tuân thủ quy trình kỹ thuật trong tỉa cành, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “bốn đúng” (đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, đúng cách), không dùng thuốc diệt cỏ.
Đồng thời, bà con xã viên còn tận dụng nguồn phân bón cho cây trồng theo hướng sản xuất phân hữu cơ, như bã củ dong, cắt cỏ vườn ủ với thân cây ngô để bón cho cây xoài; đào giếng lấy nước và kiểm tra chất lượng nước tưới đảm bảo vệ sinh cho cây xoài. Định kỳ, quả xoài được lấy mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm quả.
Bên cạnh đó, các hộ nông dân phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất và bảo toàn sản lượng, chất lượng trái không bị sâu đục thân, ruồi vàng, bọ cánh cứng bằng cách sử dụng túi vải bao ngoài ngay từ khi trái còn nhỏ.
Từ khi thu hoạch, trái xoài sẽ được tuyển chọn và đảm bảo không bị sâu bệnh hại, tồn dư các loại thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo chất lượng theo quy định của thị trường Australia. Người dân trồng xoài tượng Sơn La sẽ thực hiện đóng gói dán nhãn kèm theo mã số vùng trồng.
Ngoài ra, các hợp tác xã cũng đã đầu tư xây dựng nhà sơ chế đóng gói với đầy đủ công cụ cắt cuống, bồn rửa, máy đóng hộp. Dự kiến, lượng xoài xuất khẩu sang thị trường Australia trong năm 2018 là 20 tấn, đạt khoảng 22.000 USD và Dubai là thị trường mục tiêu xuất khẩu trong thời gian tới.
Luôn được đánh giá là một trong những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng, không chỉ có xoài tượng là sản phẩm trái cây tươi đã vượt qua những tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe để được xuất khẩu sang Australia mà trước đó, tỉnh Sơn La đã thành công trong việc xuất khẩu thanh long tươi mang thương hiệu Việt vào thị trường này.
Diện tích trồng xoài tại tỉnh Sơn La tính tới thời điểm này đạt 4.300 hecta gồm các giống như xoài tròn, xoài hôi, xoài lai ghép (xoài tượng da xanh), ước tính thu hoạch mỗi năm đạt khoảng 10.000 tấn.
Riêng với giống xoài tượng da xanh tại hai huyện Yên Châu và Mai Sơn có sản lượng gần 2.000 tấn. Với thời gian thu hoạch giống xoài này thường được bắt đầu từ cuối tháng 6 đến tháng 8. Với thời điểm này, được đánh giá là thời gian thuận lợi để xuất khẩu xoài tượng Sơn La sang các thị trường trái cây nước Australia, Trung Quốc.
Đối với mô hình trồng các loại cây ăn trái như nhãn, xoài đều mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người nông dân Sơn La so với cây lúa, ngô. Đặc biệt với trái cây xoài tượng, do tỉnh có chiến lược quy hoạch vùng trồng xoài phù hợp với nhu cầu của thị trường xuất khẩu, dự kiến sản lượng xuất khẩu trong tương lai sẽ vượt xa con số 10 tấn của tháng 6/2018.
Chiến lược quy hoạch vùng trồng xoài phù hợp với nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
Lãnh đạo tỉnh Sơn La đã đề ra kế hoạch với chiến lược quy hoạch vùng trồng xoài phù hợp với nhu cầu của thị trường xuất khẩu, đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất an toàn và tiêu chuẩn của nước sở tại.
Cùng với đó, kết hợp nhân rộng các mô hình hợp tác sản xuất an toàn và tiêu chuẩn của nước sở tại, nhân rộng các mô hình hợp tác sản xuất để gắn kết sản xuất và tiêu thụ.
Diện tích trồng xoài toàn tỉnh đến năm 2020 dự kiến nâng lên 5.410 hecta, trong đó diện tích xoài an toàn là 1.623 hecta.
Đối với cây ăn quả, tỉnh Sơn La cần rà soát quy hoạch lại vùng trồng một cách hợp lý, áp dụng công nghệ cao từ khâu giống đến quy trình sản xuất, thực hiện liên kết chuỗi từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.
Đặc biệt, không cần trồng nhiều cây mà phải tập trung vào một loại quả, lựa chọn ít cây, con nhưng làm thành vùng lớn, quy hoạch gọn, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị và gắn với du lịch.
Tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động trong việc tiếp thị, xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh truyền thông hướng tới nông sản thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc, địa chỉ. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, nâng cao ý thức làm du lịch của người dân.
Trong những năm qua, trên cơ sở nhu cầu của thị trường, chính quyền tỉnh đã quy hoạch vùng trồng cây ăn quả các loại (xoài, nhãn, na, mận hậu…), thực hiện đồng bộ các giải pháp tiêu thụ nông sản (trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu); đồng thời thực hiện các hoạt động quảng bá, liên kết tiêu thụ xoài; tìm kiếm đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Sức mua và giá bán ổn định giúp bà con yên tâm gắn bó với cây xoài. Từ đây, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng diện tích vùng trồng phục vụ xuất khẩu.
Hiện nay, theo quy định của Australia, để xuất khẩu vào thị trường Australia, xoài tươi của Việt Nam phải đảm bảo 5 yêu cầu.
Về vùng trồng: Cơ sở trồng xoài phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và thu hoạch đảm bảo giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả xoài, áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số.
Nhằm đảm bảo đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nông dân ở trong vùng trồng xoài khi được cấp mã số cần phải tuân thủ quy trình từ làm đất, bón phân, tỉa cành, phun thuốc, thu hái phải theo quy định từ VietGAP.
Xoài để xuất khẩu phải không bị nhiễm sâu bệnh, không dính đất, không được để lẫn với các sản phẩm từ các vùng trồng chưa được cấp mã số và được đựng trong các thùng (hộp) được ghi rõ thông tin cơ sở trồng phục vụ cho việc truy nguyên nguồn gốc. Xoài phải được vận chuyển đến cơ sở đóng gói được cấp mã số bằng phương tiện đảm bảo vệ sinh.
Về cơ sở đóng gói: Cơ sở đóng gói phải đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Trước mỗi mùa xuất khẩu xoài, cơ sở đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện nhập khẩu của Australia.
Về kiểm dịch: Lô xoài xuất khẩu phải được kiểm dịch thực vật đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Australia và có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp, trên đó ghi rõ: “Lô quả này được sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện nhập khẩu xoài tươi vào Australia và tuân thủ quy định tại Chương trình xuất khẩu quả tươi đã được chiếu xạ từ Việt Nam sang Australia”. Trong mục biện pháp xử lý trên Giấy chứng nhận ghi rõ “Liều chiếu xạ thấp nhất 400 Gy”.
Về bao bì và ghi nhãn: Bao bì đóng gói xoài xuất khẩu sang Australia phải đảm bảo hạn chế việc lây nhiễm sinh vật gây hại, kẽ hở hoặc lỗ thoáng phải nhỏ hơn 1,6mm. Thùng các-tông đựng xoài phải ghi rõ mã số cơ sở trồng xoài, cơ sở đóng gói và cơ sở xử lý và ghi rõ bằng tiếng Anh “Treated with ionizing irradiation” hoặc “Treated with ionizing electrons” hoặc “Irradiated (food)” và có thể in logo theo quy định đối với thực phẩm chiếu xạ trên bao bì các-tông.
Về xử lý chiếu xạ: Xoài xuất khẩu đi Australia phải được xử lý tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục Bảo vệ thực vật công nhận theo liều lượng quy định dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của Việt Nam.