Tiềm năng sản xuất và cung ứng các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Thanh Hà.

Tỉnh Thanh Hóa với diện tích tự nhiên lớn thứ 5 cả nước. Tỉnh có lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo từng vùng, miền. Đến nay Thanh Hóa đã có 346 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 54 sản phẩm 4 sao và 291 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm OCOP đã khai thác được thế mạnh địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể như: cói Nga Sơn, quế Ngọc Châu Thường, bánh lá răng bừa Xuân Lập, bánh gai Tứ Trụ, cam Vân Du (Thạch Thành), tương Làng Ái (Yên Định), nước mắm và mắm tôm Lê Gia (Hoằng Hóa). Thanh Hóa phấn đấu đến cuối năm 2023 đạt thêm 120 sản phẩm OCOP.

Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh cũng tích cực khai thác các lợi thế từ OCOP thúc đẩy sản xuất và mở rộng quy mô. Với bưởi Luận Văn, UBND huyện Thọ Xuân đã hỗ trợ xã Thọ Xương xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng phát triển. Huyện cũng có cơ chế khuyến khích các hộ dân trong xã đẩy mạnh khôi phục, nhân rộng vùng trồng bưởi Luận Văn.

Tiềm năng sản xuất và cung ứng các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Thanh Hà.

Cả xã Thọ Xương hiện có tới 80% hộ dân trồng loại bưởi này, hộ ít cũng trồng khoảng 20 gốc, hộ nhiều vài trăm gốc. Những năm gần đây, nhiều gia đình nông dân ở xã Thọ Xương giàu lên nhờ trồng bưởi. Giá trị canh tác mỗi ha bưởi Luận Văn đã tăng lên hàng trăm triệu đồng. Do giá trị kinh tế từ cây bưởi mang lại rất cao nên chính quyền địa phương đang đặt mục tiêu sẽ tăng diện tích canh tác lên 60 ha vào năm 2025.

Tại Huyện ven biển Nga Sơn – Thanh Hoá, diện tích cói có xu hướng sụt giảm trong những năm gần đây. UBND huyện Nga Sơn đã xây dựng kế hoạch cụ thể như: tổ chức sản xuất, thâm canh cây cói nhằm đáp ứng nguyên liệu cói cho các làng nghề truyền thống của người dân Nga Sơn, gắn phát triển vùng nguyên liệu cói với thị trường xuất khẩu. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 diện tích sản xuất, thâm canh cói toàn vùng 455 ha, cho thu hoạch 2 vụ/năm. Tổng sản lượng cói khô đạt 7.000 tấn/năm trở lên. Giá trị thu nhập sản phẩm từ thâm canh cói đạt 190 triệu đồng/ha/năm. Tỷ lệ cói dài loại 1 từ 1,65m trở lên chiếm 50% sản lượng cói. Cải tạo, hạ thấp mặt bằng 32,3 ha cói hoang hóa.

Sản phẩm cói Thanh Hóa

Tại huyện Trường Xuân, sau gần 8 năm thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững cây Quế Ngọc Thường Xuân, giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025”, huyện hiện có gần 1.300 ha trồng quế tập trung xen cây lâm nghiệp, nhiều xã có thế mạnh về phát triển cây quế, sản lượng quế người dân khai thác hàng năm lớn. Huyện phấn đấu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đạt khoảng 2.000 ha với 5,5 triệu cây quế phân tán; tìm kiếm thị trường, hỗ trợ nguồn lực, tài chính và kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, xây dựng vùng nguyên liệu, hỗ trợ phát triển xây dựng các chuỗi liên kết, khép kín, tuần hoàn, có giá trị gia tăng cao.

Trong khi đó, mặc dù là sản phẩm OCOP mới năm 2023, nhưng vịt Cổ Lũng đã trở thành “thương hiệu” hàng hóa nông nghiệp nổi tiếng. Hiện nay, Công ty TNHH Chăn nuôi vịt Cổ Lũng đang cung ứng giống vật tư, kỹ thuật nuôi Vietgap cho 120 hộ dân trên địa bàn xã Cổ Lũng phát triển tổng đàn khoảng 30.000 con/năm để tạo nguồn cung hàng hóa ổn định, chất lượng cho thị trường. Nhờ có kỹ thuật nuôi bảo đảm nên chất lượng sản phẩm vịt Cổ Lũng được người tiêu dùng đánh giá cao.

Lúa gạo cũng là một trong những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh. Nhờ có sự phối hợp giữa chính quyền và hộ sản xuất mà gạo Thanh Hóa đã ngày càng khẳng định được thương hiệu và vị trí trên thị trường.

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa cho biết, tính đến tháng 10/2023, toàn tỉnh đã có 19 sản phẩm gạo được chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên như gạo Ngọc Phố, gạo Tâm Bình, nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang, nếp hạt cau Tiên Sơn, tập trung ở 10 địa phương: Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nông Cống, Thạch Thành, Yên Định, Thiệu Hóa, Ngọc Lặc, Mường Lát, Quan Sơn và 3 doanh nghiệp: Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng, Công ty CP Thương mại Sao Khuê, Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng.

© Tuyên bố bản quyền