Sóc Trăng: Tập trung phát triển thương hiệu bưởi Kế Sách
Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có nhiều cù lao, cồn bãi được phù sa sông Hậu bồi đắp nên có lợi thế để phát triển vườn cây ăn trái với nhiều loại như măng cụt, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, quýt. Đặc biệt, nổi tiếng là bưởi Kế Thành thuộc huyện Kế Sách. Với đặc điểm có vỏ mỏng, màu trái vàng óng, sáng đẹp, có vị ngọt rất đậm đà, ăn không the, không hạt lúc chín, nên bưởi Kế Thành rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Hợp tác xã bưởi Năm Roi – da xanh Kế Thành đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 11,5 ha bưởi da xanh, sản lượng 600 tấn/năm.
Huyện Kế Sách có lợi thế vùng phù sa bồi đắp, thuận lợi sản xuất nông nghiệp phát triển theo mô hình chuyển đổi cây trồng vật nuôi chất lượng cao, hiệu quả và bền vững, với việc triển khai sản xuất theo chuỗi giá trị trên cánh đồng mẫu lớn, bình quân gần 2.000 ha/vụ, phục vụ tiêu thụ nội địa và là vùng nguyên liệu cung ứng gạo xuất khẩu cho vùng. Gần 16.000 ha cây ăn quả đặc sản, sản xuất theo hướng đăng ký thương hiệu sản phẩm theo quy trình VietGap, như cam sành Ba Trinh, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, nhãn tiêu da bò và xoài cát chu xã An Lạc Tây. Đáng chú ý, nổi tiếng là bưởi Kế Thành thuộc huyện Kế Sách.
Theo hợp tác xã (HTX) bưởi Năm Roi – da xanh Kế Thành, HTX có diện tích trồng bưởi da xanh là 18,3ha, sản phẩm được thị trường biết tiếng và ưa chuộng nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng ngon. Tuy nhiên, để tăng giá trị và sức cạnh tranh, phát triển bền vững, sản phẩm bưởi da xanh còn phải bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc. Từ đó, HTX đã khắc phục nhiều khó khăn để xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP thành công.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kế Sách, huyện sẽ hỗ trợ thiết kế và đăng ký tem điện tử xác thực nguồn gốc hàng hóa để bảo vệ uy tín và thương hiệu cho sản phẩm bưởi của HTX.
Bên cạnh đó, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh còn nổi tiếng trong, ngoài tỉnh và được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cấp chứng nhận “Sản phẩm tiêu biểu” do người tiêu dùng bình chọn. Tuy nhiên, phần diện tích bưởi Năm Roi bị thu hẹp dần do lợi nhuận khá thấp nên thành viên HTX đã chuyển đổi trồng bưởi da xanh. Hiện tại, số bưởi Da xanh đều trên 5 năm tuổi và đang độ cho trái sung sức, bình quân 1ha thu hoạch ước đạt 6 tấn – 6,5 tấn, trừ hết các khoản chi phí lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng.
Trước đây, bưởi được cung ứng cho công ty trong nước xuất khẩu sang thị trường Hà Lan và một số siêu thị lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và tất cả các thương lái bên ngoài không phụ thuộc vào một đối tác nhằm tránh tình trạng ép giá.
Theo HTX Bưởi Năm Roi – da xanh Kế Thành, tháng 1 năm 2019, giá bán tại vườn bưởi Năm Roi và da xanh loại I (từ 1,2 kg/trái trở lên) lần lượt là 45 và 50 ngàn đồng. So với khoảng một tháng trước, giá bưởi Năm Roi và bưởi Da xanh ở Sóc Trăng đã tăng giá khá mạnh. So với các loại trái cây khác như vú sữa, mận, cam thì bưởi là loại cây cho thu nhập ổn định ở mức cao trong nhiều năm qua. Cụ thể: Bưởi loại đặc biệt (bưởi loại I, da trái không có vết do sâu bệnh gây hại) đối với bưởi Năm Roi là 50 ngàn đồng và bưởi da xanh là 60 ngàn đồng; tăng 15 ngàn đồng so với tháng 12/2018.
Người dân chia sẻ hiệu quả sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ để nâng cao năng suất, chất lượng.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNN huyện, các xã Kế An, Kế Thành, Thới An Hội, Xuân Hòa có tỷ lệ trồng chuyên canh cây bưởi cao nhất. Mặt khác, bưởi Năm Roi và bưởi Da Xanh huyện Kế Sách đã dần có thương hiệu trên thị trường trong nước. Thời gian gần đây, người dân trồng bưởi huyện Kế Sách nói chung luôn được mùa cả về năng suất và giá.
Kế Sách có điều kiện sinh thái phù hợp cho phát triển cây ăn trái nói chung và cây bưởi nói riêng. Xuất phát đầu tiên là bưởi Năm Roi, được người dân trồng chuyên canh cách đây hơn hàng chục năm, hiện tại đã có nhiều vườn bưởi Năm Roi đã dần trở nên già cỗi và cho hiệu quả kinh tế tương đối kém do kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế, người dân còn sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, biến môi trường và đất canh tác ngày càng xấu đi, áp lực sâu bệnh ngày càng cao.
Trên vườn cây ăn trái, nếu giảm đạm hóa học và phân lân, tăng phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp cây trồng phát triển bền vững hơn. Ngoài ra, khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh làm cho tập đoàn vi sinh vật có ích trong đất phát triển và gia tăng mật số, có vai trò như tác nhân bảo vệ thực vật sinh học. Nấm sợi giúp phát triển rễ để tránh bị úng nước, héo úa. Nấm rễ làm tăng sinh khối rễ giúp cây tăng cường hấp thu dinh dưỡng, bảo vệ cây tránh khỏi vi khuẩn và ký sinh trùng, thúc đẩy sự phân hủy các chất hữu cơ.
Theo các nhà vườn những lợi ích lâu dài và thiết thực nói trên, nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững trong tương lai, một số nhà vườn có tâm huyết với nghề đã mạnh dạn quyết định thực hiện canh tác bưởi theo hướng hữu cơ. Đặc biệt là đối với các vườn bưởi năm roi đã già cỗi (trên 10 năm), tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu hữu cơ vừa giúp cây hạn chế bệnh thối rễ, vừa góp phần trẻ hóa hệ thống các cây đã già cỗi, làm nâng cao năng suất cũng như hiệu quả sản xuất.
Theo người dân xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, từ năm 2015 đã thực hiện mô hình “Canh tác bưởi năm roi bằng biện pháp hữu cơ sinh học” trên diện tích canh tác 5000 m2, bước đầu đã đạt nhiều thành tích tốt. Mô hình đã sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng nấm Trichoderma dạng tinh để tưới và phun để phòng bệnh và cải thiện môi trường sản xuất; sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm cải thiện hóa lý tính của đất, gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón, cải thiện sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của trái bưởi. Ngoài ra, nhà vườn thực hiện mô hình còn áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp như tỉa bớt bóng che, tỉa trái hợp lý, ghi chép sổ theo dõi.
Kết quả sau khi thực hiện mô hình, vườn bưởi phát triển xanh tốt, cải thiện tình trạng vàng lá thối rễ, các cây già cỗi dần phục hồi sau khi áp dụng các biện pháp trẻ hóa.
Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh phối hợp với phân hóa học đã giúp tăng hiệu quả sử dụng của phân bón trong vườn, thể hiện qua việc duy trì màu xanh của cây bưởi lâu hơn so với chỉ bón phân hóa học. Cây ra đọt tập trung, mập, mạnh hơn theo cách nhà vườn chăm sóc thông thường trước đây. Sức đề kháng của cây tăng giúp cây tốt hơn có thể chống chịu với hạn mặn và biến đổi khí hậu. Đất trong vườn tơi xốp, màu mỡ tạo điều kiện tốt cho hệ vi sinh vật có ích phát triển nên hiện tượng bệnh vàng lá thối rễ giảm hơn đáng kể so với thời điểm trước khi thực hiện mô hình.
Nhà vườn đã từng bước biết lựa chọn phân bón cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, chú ý bón phân cân đối giữa phân hóa học với phân hữu cơ sinh học nhằm giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tăng tính bền vững cho vườn cây. Qua đó, tạo tiền đề liên kết với doanh nghiệp để sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, mở ra khả năng tăng sức tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước. So sánh cho thấy, chi phí đầu tư thực hiện mô hình không cao hơn nhiều so với sản xuất đại trà nhưng lợi ích mang lại thì rất lớn, đạt cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường.
Kế Sách ứng dụng tem điện tử xác thực nguồn gốc cho trái bưởi của địa phương.
Bưởi Kế Thành là cây ăn trái chủ lực của huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) được thị trường biết tiếng và ưa chuộng nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng ngon.
Ngành Nông nghiệp huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng nhãn hiệu cho loại trái cây có lợi thế này. Theo đó, Hợp tác xã bưởi năm roi – da xanh Kế Thành đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP đối với 11,5 ha bưởi da xanh, sản lượng 600 tấn/năm. Nhãn hiệu tập thể cho bưởi Kế Thành được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ.
Tuy nhiên, để phát huy lợi thế, tăng giá trị và sức cạnh tranh, phát triển bền vững, sản phẩm bưởi Kế Thành từng bước có chỗ đứng trong phân khúc thị trường chất lượng cao và hệ thống siêu thị. Để có “giấy thông hành” vào phân khúc này và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, bên cạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, ngành Nông nghiệp huyện Kế Sách phối hợp với Hợp tác xã bưởi năm roi – da xanh Kế Thành triển khai ứng dụng tem điện tử xác thực nguồn gốc, hướng dẫn HTX cài đặt và sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Tem được thiết kế gồm một mã QR code và nhãn hiệu được bảo hộ của sản phẩm. Mã QR code được đọc bởi smartphone cung cấp thông tin về sản phẩm, cơ sở hoặc nhà vườn sản xuất ra sản phẩm. Nói cách khác tem điện tử xác thực nguồn gốc giúp minh bạch thông tin liên quan đến sản phẩm của mình với khách hàng và người tiêu dùng.
Với sự chuẩn bị đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiếp cận thị trường, hy vọng sản phẩm bưởi Kế Thành ngày càng phát huy được thế mạnh trên thị trường.
Phướng hướng phát triển bưởi của huyện Kế Sách
Với đầu ra ổn định, có giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, diện tích Bưởi ở huyện Kế Sách tăng nhanh. Hiện bưởi của huyện đã trồng tập trung ở các xã Kế Thành, Trinh Phú và Xuân Hòa. Đây là giống cây chủ lực giúp giảm nghèo, làm giàu được huyện chọn để vận động người dân chuyển đổi.
Theo HTX Bưởi năm roi – Da xanh Kế Thành. Nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, Hợp tác xã đã tuyên truyền, vận động thành viên chuyển đổi những diện tích trồng Bưởi năm roi bị già cỗi sang trồng Bưởi Da xanh. Hiện đã chuyển đổi được 15ha/25ha tổng diện tích đất canh tác của Hợp tác xã.
Phát triển cây Bưởi Da xanh là định hướng chung của Ngành Nông nghiệp huyện Kế Sách trong dự án cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả sang vườn cây ăn trái có giá trị cao, giai đoạn 2017-2020. Trong đó tập trung phát triển Bưởi da xanh với diện tích trồng mới đến năm 2020 thêm 565 ha. Nâng tổng diện tích cây trồng này của toàn huyện lên gần 1.400 ha.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kế Sách, để thương hiệu Bưởi Da xanh của Kế Sách được thị trường biết đến nhiều hơn, ngành nông nghiệp huyện đã phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho Bưởi da xanh Kế Thành. Ngoài ra còn tổ chức cho thành viên của HTX tham gia những hội chợ trong và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm của mình.
Việc phát triển diện tích trồng Bưởi Da xanh đang giúp tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, vừa góp phần giảm nghèo, thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sử dụng tiềm năng sẵn có để tăng hiệu quả sử dụng đất của Kế Sách.