Phát triển thương hiệu Nhân Nhị với mục tiêu xuất khẩu.

Phát triển thương hiệu Nhân Nhị với mục tiêu xuất khẩu.

Nhãn Nhị Quý là trái cây đặc sản của tỉnh Tiền Giang. Loại quả này đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

Nhãn Nhị Quý được chia thành bốn loại đó là long nhãn, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn tiêu quế và nhãn da bò, được trồng tập trung ở các ấp như Quý Chánh, Quý Thành, Quý Lợi. Mỗi loại nhãn đều có hương vị đặc trưng riêng.

Đặc điểm của nhãn Nhị Quý là quả to, hạt nhỏ, vỏ mỏng và cùi dày. Cùi nhãn màu trắng đục, vị nhãn rất ngọt. Khi chín, nhãn có hương thơm ngào ngạt, màu vàng sẫm tươi, riêng long nhãn có màu vàng nhạt. Nhãn Nhị Quý bắt đầu ra hoa từ tháng 4 – 5 dương lịch và chín vào khoảng tháng 7 – 8. Đặc biệt, mỗi ngọn cây chỉ cho ra một chùm hoa, hoa nhãn có màu vàng nhạt và chứa rất nhiều mật. Vì vậy, người dân thường kết hợp việc trồng nhãn với nuôi ong trong vườn nhà. Sự kết hợp này giúp phát triển thêm nghề nuôi ong mật, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Nhãn là loại quả có nhiều dưỡng chất, khoáng chất và vitamin như A, C… Trong 100g nhãn có chứa đến 170g đồng, chất giúp cho hệ thần kinh được thư giãn và giảm căng thẳng. Ngoài ra, nhãn còn có tác dụng trong việc điều trị dạ dày, chứng mất trí nhớ và giúp con người tăng sức đề kháng để chống lại các loại bệnh như cảm, cúm.

Đến nay, diện tích trồng nhãn tại Tiền Giang đạt khoảng 7.000 ha, năng suất bình quân là 16 tấn/ha, sản lượng đạt 144.000 tấn. Do chất lượng quả tốt và giữ được thương hiệu với người tiêu dùng trong suốt nhiều năm nên nhãn Nhị Quý đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể. Hiện nay, nhiều hộ sản xuất nhãn trên địa bàn đã tiếp cận với cách thức trồng và chăm sóc nhãn theo hướng hữu cơ, giúp nâng cao năng suất cho cây nhãn, đảm bảo chất lượng, hướng tới xuất khẩu.

Hướng phát triển nhãn Nhị Quý trong thời gian tới

Nhãn Nhị Quý là cây trồng chủ lực của xã Nhị Quý nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ có những giải pháp cụ thể để tiếp tục phát huy thế mạnh của cây trồng này. Trong đó, cần tập trung vào các vấn đề sau:

– Một là: Tăng diện tích trồng nhãn Nhị Quý trên địa bàn xã. Có sự đồng hành, hỗ trợ từ chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn bà con nông dân trồng và chăm sóc cây nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, nắm vững được quy trình trồng, áp dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh để thu được chất lượng quả tốt nhất.

– Hai là, tập trung vào xây dựng thương hiệu cho nhãn Nhị Quý. Xây dựng các chiến dịch tuyên truyền, quảng bá sản phẩm theo hệ thống. Xây dựng các trang web riêng nhằm giới thiệu về sản phẩm đến người tiêu dùng và kết nối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh. Thường xuyên tổ chức các sự kiện kết nối thương mại như Ngày hội trái cây, hợp tác với hệ thống phân phối GO!, Big C, Tops Market, mini go! trên toàn quốc để thu hút người tiêu dùng và tăng độ nhận diện thương hiệu cho nông sản của tỉnh.

– Ba là: Đối với những vùng trồng nhãn tập trung trên địa bàn tỉnh, cần xây dựng thêm các hợp tác xã, các vùng kinh doanh để người dân cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác và kết nối đầu ra tiêu thụ cho sản phẩm.

Khánh Huyền

© Tuyên bố bản quyền