Phát triển thương hiệu mực khô Quỳnh Lưu, Nghệ An

Với lượng mực câu được mỗi năm lên đến 3.500 tấn, cộng với cách chế biến, phơi khô theo công thức và kinh nghiệm riêng khiến chất lượng mực vẫn giữ được độ ngon ngọt, sản phẩm mực khô Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ lâu đã được biết đến tại nhiều địa phương trên cả nước.

Sản phẩm Mực khô Quỳnh Lưu

Phát triển thương hiệu mực khô Quỳnh Lưu, Nghệ An

Với bờ biển dài 19,5 km (chiếm 21,7% chiều dài bờ biển của Nghệ An) có 2 cửa sông lớn là Cửa Thơi và Cửa Quèn là những điều kiện thuận lợi lớn để Quỳnh Lưu phát triển kinh tế biển. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt xấp xỉ 49.000 tấn thủy sản, lớn nhất trên địa bàn tỉnh, trong đó sản lượng mực khai thác hàng năm đạt 3.400 tấn đến 3.500 tấn.

Mực khô Quỳnh Lưu được sản xuất ra trên những con tàu khai thác chụp 2 sào, 4 sào kết hợp câu, hoặc trên những tàu thuyền chuyên làm nghề câu mực từ ngoài khơi vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Hiện trên địa bàn huyện có 15 hộ lớn và hàng chục hộ chế biến thủy sản khô, trong đó có mực khô một nắng. Khi vào vụ, trung bình mỗi hộ chế biến khoảng 50 tạ mực khô/tháng.

Mực khô là một đặc sản của ẩm thực Việt Nam, được chế biến từ nguyên liệu là những con mực ống to, thịt dày bằng phương pháp phơi nắng tự nhiên hoặc sấy khô. Ở Quỳnh Lưu, khi các ngư dân câu được những con mực tươi, họ đem mổ banh rồi lấy hết cơ quan nội tạng và nang mực, chỉ để lại phần đầu, phần thân rồi phơi ngay tại thuyền dưới nắng biển. Dưới sức nóng giữa biển khơi cộng với hơi sương mặn phảng phất, mực nơi đây có vị mặn ngọt đặc trưng khó có thể lẫn với các vùng khác.

Quỳnh Lưu là huyện có đội tàu khai thác hải sản lớn nhất tỉnh Nghệ An. Mỗi năm sản lượng khai thác của huyện đạt từ 50 – 55 ngàn tấn với phong phú các loại hải sản từ tôm, cua, ghẹ, cá các loại và đặc biệt là mực câu. Sau mỗi chuyến vươn khơi, khi trở về cập bến, ngoài một lượng lớn mực tươi được nhập cho thương lái ngay tại bến thì ngư dân Quỳnh Lưu còn sản xuất mực khô ngay trên tàu. Mực khô chủ yếu được sản xuất ra trên những con tàu khai thác nghề chụp 2 sào, 4 sào kết hợp câu, hoặc trên những tàu thuyền chuyên làm nghề câu mực từ ngoài khơi vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Theo bà con ngư dân đi nghề mực thì càng tối trời càng dễ câu mực vì con mực sẽ theo ánh sáng của đèn điện trên tàu mà đến ăn mồi. Do đó, trên các phương tiện hiện nay, dàn đèn công suất lớn đã được ngư dân chú trọng đầu tư. Nhờ vậy mà khi khai thác trên biển, ánh sáng được tỏa ra với diện tích rộng, thu hút được mực cắn câu. Tuy nhiên, việc chế biến mực khô hiện nay chủ yếu dựa vào phơi nắng nên chất lượng sản phẩm không thật đồng đều và ổn định. Ngoài ra, việc chế biến mực khô tại chỗ làm cho sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ con mực chưa đạt hiệu quả kinh tế cao và thiếu điều kiện mở mang phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Hoạt động sản xuất và tiêu thụ mực khô Quỳnh Lưu

Hiện tại huyện Quỳnh Lưu có tổng số 28 hội viên sản xuất và kinh doanh mực khô ở các xã Quỳnh Long, An Hòa, Quỳnh Nghĩa, Sơn Hải, qua đó tạo cơ sở cho việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mực khô Quỳnh Lưu phát triển nhanh và bền vững cả về chất lượng và số lượng.

Mực khô được phơi khi còn tươi thì bụng sẽ có màu trắng, hoặc trắng sẫm, lưng có màu hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện đúng với da mực. Khi cầm con mực ta thấy khô ráo, dày chắc, ngửi thấy mùi vị tanh tự nhiên của hải sản. Mực câu thường được phơi sào nên bề ngoài trông rất thẳng và nguyên con đẹp mắt. Những con mực tươi ngon thì đầu và râu mực luôn dính với phần thân mực, cũng một màu trắng hồng như thân, lớp da mỏng dính ở ngoài khi phơi khô vẫn còn dính nguyên trên mực. Khi nướng chín, mực sẽ cong lại tự nhiên và hiện một lớp phấn trắng bao phủ quanh mực trông rất hấp dẫn.

Để việc kinh doanh và sản xuất mực khô luôn đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm vững mạnh, Hiệp hội mực khô Quỳnh Lưu cần mở rộng các thành viên tham gia hiệp hội, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá để khẳng định thương hiệu sản phẩm “Mực khô Quỳnh Lưu” trên thị trường trong và ngoài nước.

Xã Sơn Hải là “cái nôi” của mực khô Quỳnh Lưu; toàn xã có đội tàu tương đối hùng hậu với 260 phương tiện, chủ yếu làm nghề câu mực.

Mực khô Quỳnh Lưu có tiếng là ngon ngọt, dai, có màu vàng đẹp, nên từ lâu được người dân trong và ngoài huyện tin dùng. Mực sau khi câu lên không bị chà xước, được mổ, phơi trực tiếp trên tàu nên giữ được chất dinh dưỡng. Vì vậy, khi khách hàng thưởng thức sẽ cảm nhận vị ngọt thơm hơn.

Mực khô Quỳnh Lưu có vị ngọt đặc trưng so với những nơi khác do cách chế biến, sơ chế khâu ban đầu. Mực sau khi được câu lên còn tươi nguyên, được ngư dân phân loại, lựa chọn những con to, mình dày, thịt trắng để sơ chế làm mực khô. Mực được sơ chế, rửa sạch nước biển để giảm độ mặn và hong phơi mực trên mạn thuyền. Vì thế mực khô Quỳnh Lưu thường ngon ngọt, dai, có màu vàng đẹp. Vào mùa sinh sản của mực, những tàu lớn công suất từ 600 CV trở lên sau mỗi chuyến biển đều thu hoạch được từ 50 – 100 kg mực khô. Ngay khi cập cảng, mực khô được nhập ngay cho các thương lái đưa vào kho cấp đông. Sau đó, theo chân thương lái, mực khô Quỳnh Lưu tiếp tục vươn ra các thị trường từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên, thậm chí là xuất khẩu sang Lào, Trung Quốc. Mỗi thương lái có thể quen ăn hàng của nhiều tàu thuyền và đảm bảo về đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Để đảm bảo và giữ được độ tươi ngon của mực khô thì vấn đề bảo quản trong các kho cấp đông là rất quan trọng. Nếu bảo quản không đúng cách có thể làm mực bị đổi màu, chất lượng xuống thấp, giảm giá trị. Do đó, hiện nay nhiều ngư dân Quỳnh Lưu bên cạnh đầu tư kinh phí mua sắm ngư lưới cụ, cải hoán tàu thuyền thì còn đầu tư vốn xây dựng kho cấp đông. Nhiều tàu thuyền có sự chung vốn, liên kết với nhau xây dựng kho cấp đông để kịp thời bảo quản hải sản sau khi khai thác, trong đó có mực khô.

Mực khô Quỳnh Lưu được đăng ký nhãn hiệu.

Ngày 8/9/2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Mực khô Quỳnh Lưu” cho Hội sản xuất và kinh doanh mực khô huyện Quỳnh Lưu.

Mực khô Quỳnh Lưu, Nghệ An vốn được đánh giá là loại mực ngon nhất cả nước. Điều kiện tự nhiên về nắng gió, không khí trong lành của biển đã tạo nên một hương vị mực khô đặc biệt với chất lượng thơm ngon, thịt dai và ngọt đậm rất riêng, độ mặn vừa hoàn toàn không bị lẫn cát. Mực khô Quỳnh Lưu có vị ngọt đặc trưng so với những nơi khác do cách chế biến, sơ chế khâu ban đầu. Do đó, mực khô Quỳnh Lưu là sản phẩm truyền thống, đặc biệt được ưa chuộng và có giá cao hơn các sản phẩm mực khô của vùng biển khác. Tuy nhiên do chưa xây dựng được nhãn hiệu độc quyền nên sản phẩm này thường xuyên bị làm nhái, làm giả danh tiếng.

Vì vậy, với mong muốn đưa sản phẩm trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường, đem lại thu nhập cao cho bà con ngư dân, Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã giao cho Trạm Khuyến nông huyện thực hiện Dự án Xây dựng, quản lý nhãn hiệu tập thể “Mực khô Quỳnh Lưu”. Sau một quá trình thực hiện đến nay dự án đã đạt kết quả và đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Mực khô Quỳnh Lưu” cho Hội sản xuất và kinh doanh mực khô huyện Quỳnh Lưu với tổng số 28 hội viên ở xã Quỳnh Long, An Hòa, Quỳnh Nghĩa, Sơn Hải huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Vào ngày 8/12/2017, lễ công bố cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể Mực khô Quỳnh Lưu đã được tổ chức bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tại xã Sơn Hải, UBND huyện Quỳnh Lưu.

Có thể nói, việc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập đã tạo cơ sở pháp lý giúp phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mực khô Quỳnh Lưu một cách bền vững; phát triển sản phẩm cả về chất lượng và giá trị, góp phần đưa “Mực khô Quỳnh Lưu” thành thương hiệu mạnh ở cả thị trường trong nước và nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế biển.

Từ khi nhãn hiệu mực độc quyền được dán trên bao bì, bà con vùng biển Quỳnh Lưu không còn lo bị người khác làm nhái, giả hàng. Các cơ sở, đại lý cung cấp mực bán được hàng nhanh, nhiều khi không đủ cung cấp ra thị trường.

Đây là cơ hội thuận lợi cho người dân địa phương. Với đặc điểm phơi mực ngay từ ngoài biển, không có ruồi muỗi hay bụi bặm, khi tàu thuyền cập bến mực khô nhanh chóng được đóng bao và bảo quản trong tủ cấp đông nên rất sạch sẽ.

Với những ưu thế như vậy, sau khi công bố nhãn hiệu tập thể mực khô Quỳnh Lưu đã được khách hàng tin tưởng. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho ngư dân yên tâm hơn trong việc đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Mực khô được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu là bước phát triển mới, thúc đẩy mạnh mẽ cho hoạt động khai thác cũng như dịch vụ buôn bán của bà con vùng biển Quỳnh Lưu. Bên cạnh đó, khi có thương hiệu, tiềm năng tiêu thụ của mực khô địa phương là rất lớn; ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc, Lào, thì sản phẩm mực khô Quỳnh Lưu đang tiếp cận các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu.

© Tuyên bố bản quyền