Nhiều loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Huyện Hướng Hóa có lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phù hợp phát triển cây nông nghiệp. Do đó, trong vài năm gần đây, huyện Hướng Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh nhằm tạo ra một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu, đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân. Các chủng loại trái cây mang lại thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện gồm: chuối, xoài, bơ, dứa… Đây đều là những loại trái cây giàu dinh dưỡng, dễ trồng, có khả năng thích nghi cao.

Hiện nay, huyện Hướng Hóa đã triển khai trồng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như: chuối, chanh leo, mít Thái, mít tố nữ, chôm chôm, thanh long, bơ, dứa, cam, chanh, bưởi, táo, vú sữa, đu đủ, ổi… Trong đó, mô hình sản xuất trái cây theo hướng hữu cơ ngày càng được người dân chú trọng. Bởi hiệu quả từ mô hình trồng cây ăn trái theo hướng hữu cơ giúp chất lượng đảm bảo, tiêu thụ ổn định.

Sản phẩm được trồng theo phương pháp hữu cơ có giá thành khá cao. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá tốt về chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đơn cử như trái ổi Đài Loan, giá bán từ 20 – 25 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mang lại cho người dân khoảng 20 triệu đồng/3 sào/200 cây.

Nhân rộng mô hình trồng dứa mật trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

Trong vài năm trở lại đây, nhận thấy trái dứa mật là loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của thị trấn Khe Sanh huyện Hướng Hóa, người dân đã mạnh dạn trồng dứa trên diện tích đất đồi dốc. Kết quả thu được tương đối khả quan, giúp người dân đảm bảo đời sống sinh hoạt và vươn lên làm giàu.

Với diện tích trồng dứa trên 1 ha, khoảng 20.000 gốc dứa mật có nguồn gốc từ Thanh Hóa, sản lượng thu hoạch đạt 12 tấn. Giá bán khoảng 6.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mang lại cho người dân khoảng hơn 60 triệu đồng/ha.

Nhiều loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Nhờ canh tác theo hướng hữu cơ, trái dứa mật huyện Khe Sanh huyện Hướng Hóa sau khi được chào bán ra thị trường đã được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Trái dứa mật Hướng Hóa có vỏ mỏng, lõi nhỏ và mọng nước, hương vị thơm ngon, phù hợp để pha chế các loại thức uống giải khát nên được nhiều cơ sở kinh doanh đồ uống ưa chuộng. Về giá trị sản phẩm, trong khi các giống dứa khác chỉ có giá 3.000 – 4.000 đồng/kg thì giống dứa mật Thanh Hóa được trồng trên đất Hướng Hóa (Quảng Trị) có giá từ 4.000 – 10.000 đồng/kg (tùy loại).

Từ hiệu quả kinh tế bước đầu, thời gian tới, người dân trên địa bàn thị trấn Khe Sanh huyện Hướng Hóa sẽ nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng nhằm mở rộng diện tích, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc để cây dứa mật mang lại hiệu quả cao hơn.

Nâng cao chất lượng trái bơ, hướng tới thị trường xuất khẩu.

Diện tích trồng trái bơ trên địa bàn huyện Hướng Hóa hơn 100 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp và Thị trấn Khe Sanh.

Huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị chú trọng phát triển trái bơ.

Trước đây, cây bơ được trồng trên địa bàn huyện chủ yếu dưới hình thức cây ăn quả, cây chắn gió, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong vài năm gần đây, nhận thấy được những lợi ích và lợi nhuận khá cao của cây bơ, nhiều người dân đã mạnh dạn đầu tư cho loại cây này.

Bơ trái vụ hay còn gọi là bơ booth 7, là giống cây trồng nhập ngoại. Loại cây này rất dễ trồng, tiết kiệm công chăm sóc, kháng sâu bệnh tốt và cho năng suất, chất lượng cao. Sau 3-4 năm cho thu hoạch, bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-300 kg quả/năm. Mặc dù giống cây bơ booth 7 khá dài ngày nhưng mức đầu tư và công chăm sóc thấp hơn, đầu ra tương đối ổn định.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa cho biết, giá bơ trên địa bàn huyện khá ổn định trong vài năm gần đây. Do đó, người dân có kế hoạch mở rộng diện tích cũng như chú trọng hơn về việc chọn giống có giá trị kinh tế cao, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây bơ.

Hiện giống bơ ghép cơm vàng hạt lép đang được người dân chú trọng đầu tư phát triển. Nếu cây bơ sinh trưởng tốt, thì 1 cây có thể đạt từ 1- 1,5 tạ quả. Giống bơ ghép cơm vàng hạt lép cho thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này quả to, đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Giá bán trái bơ cơm vàng hạt lép trên thị trường dao động từ 45.000 – 55.000 đồng/kg. Với hiệu quả kinh tế mô hình trồng bơ ghép cơm vàng hạt lép mang lại, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Hướng Tân huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi diện tích sang trồng bơ booth trái vụ. Mô hình trồng bơ trái vụ, đang mang lại hiệu quả kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho người nông dân trên địa bàn xã. Qua đó, đã mở ra định hướng phát triển kinh mới đồng thời góp phần làm thay đổi diện mạo cuộc sống cho bà con nơi đây.

Tuy nhiên, trái bơ hiện nay chỉ được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường nội địa, chưa khai thác tốt thị trường xuất khẩu. Do đó, để đầu ra cho trái bơ ổn định và mang lại giá trị kinh tế cao, cần có sự phối hợp của chính quyền, các ban ngành và của người nông dân để đưa cây bơ trở thành loại cây xuất khẩu chủ lực.

Như vậy có thể thấy, mô hình trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ ở Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị bước đầu cho kết quả khả quan. Mô hình sản xuất hữu cơ còn giúp người dân thay đổi tư duy trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng sức đề kháng cho cây trồng; tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, giúp nhà vườn giảm chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững hơn. Nhờ chất lượng đảm bảo, phần lớn sản phẩm cây ăn quả ở Hướng Hóa có đầu ra tương đối ổn định. Riêng các mô hình trồng cây ăn quả tổng hợp theo hướng hữu cơ thì được thương lái đặt hàng, vào tận vườn thu hái nên người dân yên tâm mở rộng mô hình.

Trong những năm gần đây, các loại cây ăn quả trên địa bàn huyện Hướng Hóa đang dần khẳng định vị thế trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, góp phần đáng kể vào việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Định hướng thời gian tới, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có của các loại cây trồng trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây ăn quả, hỗ trợ triển khai xây dựng một số mô hình trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ.

Để nhân rộng mô hình sản xuất an toàn, cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân hạn chế sử dụng phân bón hóa học, chuyển sang dùng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh cây ăn quả. Đồng thời, phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong cung ứng giống, vật tư cây trồng, đảm bảo cây giống sạch bệnh, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định, tạo ra các sản phẩm sạch đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường, giúp người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa xóa đói giảm nghèo bền vững.

© Tuyên bố bản quyền