Nâng cao vị thế cho ngành chè Lâm Đồng

Lâm Đồng xác định cây chè là một trong những cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, tỉnh Lâm Đồng chú trọng phát triển sản xuất chè toàn kết hợp chuyển đổi giống mới trong việc phát triển ngành chè. Chè Lâm Đồng đã góp phần nâng vị thế cạnh tranh của ngành chè Việt Nam trên thị trường thế giới nhờ sản xuất ra các loại chè có giá trị thương mại cao.

Chè Lâm Đồng là một trong các mặt hàng nông sản được tiêu thụ nhiều tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Diện tích chè toàn tỉnh hiện nay khoảng 11 nghìn ha. Lâm Đồng cũng đặt mục tiêu trong tăng sản lượng hàng năm. Hiện nay, sản xuất chè của địa phương cho năng suất cao với khoảng 15 tấn/ha, sản lượng trên 160 nghìn tấn/năm.

Huyện Bảo Lâm có diện tích trồng chè lớn nhất của tỉnh (trên 7 nghìn ha), chiếm khoảng 63%, tiếp theo là 22% diện tích chè của thành phố Bảo Lộc (2,5 nghìn ha), 15% diện tích chè còn lại cho các huyện còn lại là Đạ Huoai, huyện Lâm Hà, thành phố Đà Lạt, Di Linh.

Nâng cao vị thế cho ngành chè Lâm Đồng

Với mục tiêu phát triển bền vững ngành chè, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung vào phát triển diện tích trồng chè phù hợp với yêu cầu của thị trường. Do vậy phát triển sản xuất chè toàn, kết hợp chuyển đổi giống mới là hướng đi của tỉnh Lâm Đồng trong việc phát triển ngành chè, hàng năm tăng diện tích chè có năng suất, chất lượng cao thay thế cho chè hạt giống cũ.

Bên cạnh việc xây dựng mở rộng diện tích trồng chè theo hướng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP, hàng loạt các biện pháp trong tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến các giống chè như giống TB14, Olong, tứ quý, kim tuyên, Ngọc Thúy… đang được tỉnh tăng cường nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Hình ảnh đồi chè tại Lâm Đồng

Hiện nay, chất lượng sản phẩm chè Lâm Đồng đã được nâng cao do người dân được tạo điều kiện để tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng suất chè. Được xác định là địa phương có lợi thế về quy mô sản xuất lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi, ngành chè của Lâm Đồng cũng nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, các dự án nên năng lực sản xuất được nâng cao, an toàn và hiệu quả.

Các hộ trồng chè liên kết với các doanh nghiệp giúp sản xuất chè Lâm Đồng đạt hiệu quả cao. Theo đó, sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 40 nghìn tấn trên tổng diện tích 1,6 nghìn ha. Có khoảng 19 chuỗi sản xuất chè với trên 300 hộ liên kết tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững và chất lượng, đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn.

Tỉnh Lâm Đồng cũng đang thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, trong đó chế biến nông sản là ngành nghề chủ lực của tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị cho các sản phẩm chủ lực, có lợi thế như chè. Để tăng sức cạnh tranh cho ngành chè, đầu tư chế biến chè an toàn, giá trị cao gắn với phát triển vùng nguyên liệu chè Lâm Đồng, tại các địa phương như huyện Bảo Hà, Lâm Hà, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt đang tập trung nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến với tổng số doanh nghiệp đầu tư vào ngành chè là 155 doanh nghiệp, công suất gần 30 nghìn tấn/năm và đầu tư vào 90 cơ sở chế biến, quy mô trên 17 nghìn tấn/năm.

Xây dựng thương hiệu mạnh là kết quả của quá trình nỗ lực thực hiện để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tỉnh Lâm Đồng đã đẩy mạnh đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp, các vùng chè và người dân thực hiện hiệu quả chương trình nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng VietGAP vào sản xuất, từ đó xây dựng, định vị thương hiệu và tạo ra giá trị sản phẩm. Đến cuối năm 2022, có trên 300 ha diện tích chè cho sản lượng trên 6 nghìn tấn chè được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Lâm Đồng; có khoảng 3,5 nghìn ha diện tích sản xuất theo hướng công nghệ cao.

Hướng sản xuất chè ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Lâm Đồng đang triển khai thực hiện để công nhận một vùng chè sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích 600 ha tại thành phố Bảo Lộc và một vùng chè sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 376 ha tại huyện Bảo Lâm.

Chè Lâm Đồng đã góp phần nâng vị thế cạnh tranh của ngành chè Việt Nam trên thị trường thế giới với sản lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.200 tấn với tổng giá trị khoảng trên 5 triệu USD sang các thị trường có nhu cầu cao như thị trường Đài Loan, Afganistan, Mỹ.

Tăng cường đổi mới dây chuyền và công nghệ chế biến nâng cao năng suất chè.

Nhu cầu về các sản phẩm chế biến từ chè trong địa bàn tỉnh ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tỉnh Lâm Đồng đang tập trung đầu tư chế biến chè an toàn, giá trị cao gắn với phát triển vùng nguyên liệu chè. Đặc biệt tăng cường đổi mới dây chuyền và công nghệ chế biến nhằm bảo đảm chất lượng chè.

Để có những bước đột phá cho ngành chè Lâm Đồng, phải bắt nguồn từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ xuất khẩu. Nhằm phát triển thị trường chè Lâm Đồng một cách bền vững, cần gia tăng được giá trị cho sản phẩm chè, giúp cho chè Lâm Đồng có chỗ đứng về thương hiệu. Việc nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại chè cao cấp có sức cạnh tranh cao cũng được hướng đến.

Để tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng chè, tỉnh Lâm Đồng cũng hướng đến tăng cường thu hút các dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở chế biến, nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại chè cao cấp. Để nâng cao cấp bậc thương hiệu quốc tế, cần quan tâm hơn đến kiểu cách đóng gói, đóng hộp, hình dáng theo tiêu chuẩn tiêu dùng và xuất khẩu để góp phần nâng cao thương hiệu sản phẩm.

Xác định cây chè là một trong những cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây, việc cải tạo giống chè mới đang được các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lâm Đồng quan tâm để sản xuất ra các loại chè hảo hạng, có giá trị thương mại cao. Để có thị trường xuất khẩu ổn định, cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng những sản phẩm chè, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu riêng, tăng cường quản lý kỹ thuật, thực hiện các khảo nghiệm xác định các loại thuốc thế hệ mới, thuốc sinh học có khả năng phòng trừ các loại sâu bệnh hại chè nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu tại các vùng trồng chè.

© Tuyên bố bản quyền