Nâng cao chuỗi giá trị cây thanh long ở Tiền Giang nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Tiền Giang có tiềm năng phát triển vùng trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thanh long. Việc xây dựng chuỗi trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long tại các địa phương có diện tích trồng lớn là rất quan trọng và cần thiết. Thương hiệu “Thanh long Chợ Gạo” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận sở hữu tập thể.
Tỉnh Tiền Giang có tiềm năng phát triển khu vực trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thanh long. Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản nói chung và thanh long nói riêng gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc áp dụng truy xuất nguồn gốc để đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GAP, điều này sẽ là rào cản lớn cho thanh long Tiền Giang.
Do đó, việc xây dựng chuỗi trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long tại các địa phương có diện tích trồng lớn là rất cần thiết. Thanh long là một trong những cây ăn quả đặc sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang. Thương hiệu “Thanh long Chợ Gạo” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận sở hữu tập thể.
Để phát triển bền vững cây thanh long, địa phương đã lập Đề án Phát triển cây thanh long giai đoạn 2018 – 2025, xây dựng vùng chuyên canh và đầu tư khoa học công nghệ nhằm nâng cao chuỗi giá trị liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm qua, Tiền Giang đã đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho vùng chuyên canh, đẩy mạnh sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để nâng chất lượng nông sản hàng hóa và mang lại giá trị xuất khẩu cao. Đồng thời, Tiền Giang cũng mở rộng mạng lưới thu mua và tiêu thụ thanh long, hình thành các hợp tác xã liên kết tiêu thụ nông sản cho nông dân vùng chuyên canh.
Thực tế cho thấy, cây thanh long không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh Tiền Giang.
Nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, thời gian tới, UBND tỉnh Tiền Giang sẽ tập trung đầu tư phát triển bền vững cho vùng trồng thanh long, phấn đấu diện tích thanh long đến năm 2025 đạt khoảng 2.315 ha theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, thông qua các chính sách đầu tư về vay vốn, Tiền Giang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở, kho bãi thu mua, sơ chế, ưu tiên doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thanh long.
Trong thời gian tới, Tiền Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ như Australia, EU, giúp giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa và trái thanh long Tiền Giang.
Hoạt động sản xuất, tiêu thụ thanh long Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang hiện có gần 10.000 ha thanh long, tăng gần 4.000 ha so với thời điểm triển khai đề án năm 2018. Diện tích cho thu hoạch gần 6.600 ha, sản lượng mỗi năm gần 200.000 tấn quả.
Trong đó, vùng chuyên canh thanh long tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Gạo tại các xã: Quơn Long, Đăng Hưng Phước, Tân Bình Thạnh, Mỹ Tịnh An, Thanh Bình, Tân Thuận Bình, Long Bình Điền, Lương Hòa Lạc, với tổng diện tích trên 7.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch gần 5.200 ha và sản lượng khoảng 162.000 tấn/năm.
Ngoài ra, thanh long còn được trồng ở một số xã thuộc huyện Tân Phước như: Tân Lập 1, Tân Lập 2, Thạnh Tân. Tại Tiền Giang, thanh long được cấp Giấy chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
Trong hai năm qua, vùng chuyên canh có thêm 432 ha thanh long được chứng nhận đạt tiêu chí VietGAP hoặc GlobalGAP, nâng tổng diện tích toàn tỉnh có gần 1.200 ha được cấp chứng nhận, trong đó riêng huyện Chợ Gạo đã có 1.066 ha được cấp giấy chứng nhận và dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 1.000 ha.
Trái thanh long ruột đỏ của tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang hiện có 9 hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ thanh long thu hút trên 500 thành viên; nổi bật là HTX thanh long Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, với 100 thành viên, có diện tích khoảng 100 ha sản xuất theo tiêu chí Global GAP, tiên phong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
Các hoạt động liên kết sản xuất – tiêu thụ và xúc tiến thương mại được tỉnh đẩy mạnh nhằm mở rộng thị trường cho trái thanh long đặc sản. Sở Công Thương là đơn vị chủ trì trong việc đẩy mạnh các hoạt động cung – cầu cho những mặt hàng nông sản chủ lực, trong đó có thanh long thông qua các kênh phân phối. Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang còn tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Cục Xúc tiến thương mại để giúp các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia vào các Hội chợ chuyên ngành rau quả quốc tế cùng các hoạt động kết nối giao thương tại nước ngoài. Qua đó, các doanh nghiệp trong tỉnh sẽ có điều kiện mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác, tháo gỡ khó khăn, đưa trái thanh long chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế.