Mô hình chăn nuôi gia súc hiệu quả tại Bình Phước

Xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước hướng tới sản xuất sạch, bền vững, tạo thương hiệu, có quy mô chăn nuôi gà thả vườn lớn. Nhờ những biện pháp lai tạo giống gà mới có ưu thế vượt trội đã tạo nên thương hiệu riêng.

Gà thả vườn xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Gà xã Thanh Lương, Bình Phước

Nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ cao theo hướng sản xuất chăn nuôi bền vững, sản phẩm chăn nuôi tại huyện Đông Phú đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong đó thịt gà đã đạt điều kiện xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài. Ngành nông nghiệp Bình Phước xác định phát triển chăn nuôi luôn gắn với thách thức về môi trường, an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ cấu lại theo chuỗi sản phẩm, áp dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ cao, thông qua các dự án đầu tư chăn nuôi, để nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo phát triển bền vững ngành chăn nuôi.

Gà Bình Định và Cao Khanh là hai trong số 10 giống gà được lựa chọn nuôi nhiều tại xã Thanh Lương bởi 2 giống gà này cho năng suất cao hơn. Người chăn nuôi đã có những biện pháp lai tạo giống gà mới có ưu thế vượt trội để tạo thương hiệu riêng cho Thanh Lương. Từ khi được cấp nhãn hiệu thì các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn xã đã mở rộng quy mô, tăng cường đầu tư vốn và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Trên địa bàn xã có khoảng 3.500 hộ nuôi gà theo hình thức thả vườn với nhiều hộ nuôi có quy mô trên 20 nghìn con – 40 nghìn con.

Huyện Đồng Phú ứng dụng công nghệ cao vào phát triển gia cầm, cụ thể là với 12 trang trại nuôi gà ở các xã Đồng Tâm, Tân Lợi, Thuận Phú, Tân Hưng, Tân Phước. Các yếu tố như hoàn thiện hệ thống đường, điện và hỗ trợ kỹ thuật trong chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao được chú trọng, đảm bảo kiểm soát, giám sát dịch bệnh đạt vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, có thể xuất khẩu. Từ việc thành công của các mô hình thí điểm sẽ làm cơ sở nhân rộng trên các địa bàn khác, xây dựng vùng chăn nuôi gà ứng dụng công nghệ cao.

Trong năm 2020, ngành chăn nuôi của huyện Đồng Phú đang từng bước chuyển đổi hình thức quảng canh, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung an toàn theo hướng trang trại – công nghiệp, bán công nghiệp. Thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực quy mô lớn, tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ, các sản phẩm nông nghiệp trong đó có phát triển đàn gà đã đạt được kết quả khả quan mang tính phát triển bền vững.

Mô hình chăn nuôi gia súc hiệu quả tại Bình Phước

Để nông nghiệp phát triển bền vững, tỉnh Bình Phước phấn đấu đến hết năm 2020 hình thành ít nhất 2 vùng chăn nuôi gà công nghệ cao với quy mô từ 50 trang trại trở lên tại huyện Đồng Phú và các xã Thanh Phú, Thanh Lương, thị xã Bình Long; thu hút được ít nhất 1 doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi công nghệ cao đầu tư phát triển tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh sau khi được hình thành.

Phấn đấu sản xuất chăn nuôi heo, gà theo hướng an toàn, chăn nuôi công nghệ cao với tỷ lệ chăn nuôi tập trung an toàn đạt 98% tổng đàn; trang trại chăn nuôi có ứng dụng công nghệ cao chiếm 75%; trang trại đảm bảo an toàn không phát sinh dịch bệnh, an toàn về môi trường chiếm 100%. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 15% trong cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

© Tuyên bố bản quyền