Khuyến nông Quảng Trị phát huy vai trò cầu nối giữa ‘4 nhà’ hiệu quả.
Năm 2022, Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai hàng loạt chương trình hoạt động, làm tốt chức năng cầu nối trong sản xuất.
Cơ hội kiện toàn, đổi mới hoạt động khuyến nông từ tổ khuyến nông cộng đồng
Thử nghiệm máy sạ cụm tại Quảng Trị
Ứng dụng máy sạ cụm giúp nông dân tiết kiệm cả tạ lúa giống
Tập huấn cấy cây mầm, chăm sóc cây keo lai mô ở vườn ươm
Cùng với hoạt động thông tin, tuyên truyền, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã tập huấn nâng cao nghiệp vụ khuyến nông và kỹ thuật chuyên ngành cho 7 lớp với 210 cán bộ nhân viên khuyến nông cơ sở, nông dân chủ chốt, chủ trang trại, hội viên HTX/tổ hợp tác tham gia.
Dự án xây dựng vườn ươm cải tiến cây keo giống mô mầm.
Trung tâm đã tổ chức thành công 4 cuộc tọa đàm gồm: “Bàn giải pháp tổng hợp để khắc phục thiệt hại trên cây lúa và hoa màu” do ảnh hưởng của thiên tai tại tỉnh Quảng Trị vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2022; “Giải pháp sinh kế cho vùng bị ảnh hưởng thiên tai trên địa bàn tỉnh”; “Xây dựng quy chế tổ khuyến nông cộng đồng và liên kết vùng nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm”; “Triển khai hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng cho vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu” (có 550 đại biểu tham gia).
Trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cũng tổ chức rất thành công diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu”; tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm xây dựng Quy chế hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng”; tuyên truyền 5 sự kiện bao gồm mô hình cam, mô hình chuyển hóa rừng gỗ lớn, nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn, cải hoán hầm tàu băng vật liệu PU, mô hình nuôi gà chịu nhiệt.
Dự án tái canh cà phê do Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị triển khai.
Khuyến nông Quảng Trị đã phát huy vai trò là cầu nối giữa nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học với hộ nông dân và thị trường; là hệ thống tư vấn, phổ biến kiến thức, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; cung cấp thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho nông dân.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình/mô hình đã được triển khai hiệu quả, có sức lan tỏa như: Sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm 17,5ha, sử dụng giống lúa ST25, lợi nhuận cuối cùng cao hơn lúa thông thường khoảng 7,5 triệu đồng/ha; mô hình nuôi cá leo lồng trên hồ, đập (thực hiện tại xã Vĩnh Khê (Vĩnh Linh), hiệu quả kinh tế đạt gần 90 triệu đồng/180m3; mô hình nuôi cá dìa trong ao thực hiện tại xã Trung Giang (Gio Linh), hiệu quả kinh tế đạt trên 64 triệu đồng/0,4ha; mô hình nuôi tôm sú thâm canh 2 giai đoạn, thực hiện tại xã Vĩnh Lâm và xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh), hiệu quả kinh tế đạt trên 67 – 74 triệu đồng/0,5ha/vụ.
Mô hình trồng ngô sinh khối cho đồng bào thiểu số tại Quảng Trị do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai năm 2022.
Hay các mô hình như chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang trồng ngô sinh khối liên kết tiêu thụ, lợi nhuận 15 triệu đến 20 triệu đồng/ha; dự án tái canh cây cà phê 30ha trồng mới và hỗ trợ chăm sóc, cho thu bói 6 tấn/ha, chất lượng thơm ngon giá bán 16.000 đồng/kg; chương trình cải tạo đàn bò thụ tinh nhân tạo 8.600 con, xây dựng tổ dịch vụ máy bay không người lái, đã hỗ trợ 10 xã 10 máy bay phục vụ phun thuốc trừ cỏ và sâu bệnh cho lúa và các loại cây trồng khác.