Kết hợp nuôi biển với dịch vụ du lịch tại vùng đất Mỏ
QUẢNG NINH Mô hình nuôi biển công nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch tại huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã phát huy tính đa giá trị trong nông nghiệp đất mỏ.
Thú y cơ sở còn nhiều trăn trở
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ nền móng vững chắc
Giống là ưu tiên số 1 khi tiến hành trồng rừng
Sát cánh cùng doanh nghiệp trong phát triển nuôi biển
Quảng Ninh là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi biển công nghiệp với tổng diện tích mặt nước biển có tiềm năng nuôi trồng thủy sản khoảng gần 55.000ha.
Trong đó, mô hình nuôi biển đi kèm dịch vụ du lịch tại huyện Vân Đồn do Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát phối hợp cùng HTX Phất Cờ đầu tư theo hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường đã tạo nên sự đa giá trị trong phát triển kinh tế biển.
Toàn bộ vật liệu sử dụng ở các hạng mục của công trình đều làm bằng chất liệu HDPE, Composite có độ bền cao, chống chịu được với thiên tai, không gây ô nhiễm môi trường nuôi biển.
Du khách đến nơi đây được trải nghiệm thu hoạch rong sụn tại HTX Phất Cờ, đây là một trong những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhờ chất lượng sạch và giá trị dinh dưỡng cao.
Mỗi năm có thể nuôi trồng 3 vụ rong sụn (trừ 4 tháng mùa đông), sản lượng đạt 70-100 tấn/ha/năm. Với mức giá trên thị trường hiện nay là 2.500-3.000 đồng/kg tươi, doanh thu có thể đạt khoảng 200 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 30-50% doanh thu.
Từ đầu năm 2022, khi có cam kết đồng hành của Công ty CP Tập đoàn nhựa Super Trường Phát, diện tích nuôi rong sụn của HTX Phất Cờ được nhân lên là 5ha, gồm cả nuôi xen kẽ nhuyễn thể và nuôi tập trung.
Bên cạnh rong sụn, HTX Phất Cờ (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) còn nuôi các loài cá biển như cá song, rìa, giò, hồng mỹ trong các ô lồng bằng vật liệu HDPE thân thiện với môi trường.