Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng xuất khẩu.
Cây vú sữa tím cho ra trái quanh năm được người dân ấp Mỹ Thuận, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng phát hiện đưa về trồng đã mang lại doanh thu cao. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây vú sữa, trong thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh mở rộng diện tích trồng cây vú sữa tím, nâng cao chất lượng hướng tới xuất khẩu.
Vú sữa tím tỉnh Sóc Trăng
Tại tỉnh Sóc Trăng và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang phát triển trồng giống vú sữa cho trái quanh năm – vú sữa tím tứ quý. Giống vú sữa tím tứ quý này do ông Trần Anh Nhân một người dân ở xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng phát hiện và đưa về trồng. Giống cây vú sữa này đặc biệt hơn những giống cây vú sữa mà người dân đang trồng, cây cho trái quanh năm. Trái vú sữa có vỏ mỏng, ít mủ lại nhiều nước, hạt tróc, cùi mềm có vị ngọt thanh. Giống cây vú sữa này chỉ khoảng 14 tháng sau khi trồng là bắt đầu ra hoa, kết trái, từ lúc ra hoa đến lúc có thể thu hoạch khoảng 4 tháng, cây cho trái quanh năm. Do giống vú sữa này màu tím có trái suốt 4 mùa nên được đặt tên là vú sữa tím tứ quý. Đặc điểm của vú sữa tứ quý là lá to, trái màu tím nhạt hơn so với loại vú sữa tím truyền thống.
Xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng thường bị xâm nhập mặn nên kén giống cây trồng, nhưng loại vú sữa này có thể chịu được độ mặn cao. Khi bị xâm nhập mặn, cây vú sữa chỉ bị rụng lá, sau đó vẫn cho trái bình thường.
Cây vú sữa tím đột biến rất dễ trồng, năng suất có thể đạt từ 400 – 500 kg/cây/năm (mỗi trái có trọng lượng từ 250 – 600 gam). Nhờ vậy mà sản lượng trung bình đạt 35 tấn trái/ha, cao hơn gần 10 tấn so với các giống vú sữa thông thường. Giá bán loại vú sữa này cũng cao hơn so với vú sữa thông thường, giá vú sữa tím tứ quý thương phẩm khoảng 30.000 đồng/kg (vụ chính) và khoảng hơn 60.000 đồng/kg (trái vụ). Loại cây này giúp người dân thu được hàng tỷ đồng/ha/năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhận thấy giống vú sữa tím tứ quý có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn, trong thời gian gần đây tại tỉnh Sóc Trăng và nhiều tỉnh như Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long cũng đang phát triển trồng giống vú sữa tím tứ quý độc đáo này.
Trên địa bàn, Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Phước cũng đang ưu tiên hàng đầu trong việc trồng và kinh doanh vú sữa tím tứ quý. Hiện diện tích vú sữa tím tứ quý ở huyện Kế Sách không ngừng được mở rộng. Doanh thu của Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Phước tăng trưởng bình quân trên 10%/năm. Ngoài việc liên kết với doanh nghiệp để tiêu sản phẩm trên thị trường, sản phẩm vú sữa tứ quý cũng đã được công nhận OCOP 4 sao và có tem điện tử truy xuất nguồn gốc. Trong thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh mở rộng diện tích trồng cây vú sữa tím, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu.