Huyện Hạ Thạnh, tỉnh Tây Ninh kết nối du lịch với nghề truyền thống đan mây tre.
Các làng nghề tại tỉnh Tây Ninh, trong đó có làng nghề mây tre đan Hòa Thành là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. Với tiềm năng của làng nghề khá lớn, thu hút khách tham quan nên sự liên kết giữa du lịch và làng nghề truyền thống sẽ thúc đẩy du lịch làng nghề của tỉnh Tây Ninh phát triển đột phá.
Tỉnh Tây Ninh có nhiều làng nghề tạo hướng đi mới trong phát triển du lịch. Trong đó, nghề “Mây tre đan” là một nghề thủ công truyền thống, được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay.
Sau một thời gian phát triển, các nghệ nhân không ngừng nâng cao tay nghề, sản xuất các sản phẩm từ mây tre vừa đẹp, vừa chất lượng. Nghề mây tre đan tại huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh với các sản phẩm từ cây tre vừa đa dạng, vừa bền đẹp, thân thiện với môi trường nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Làng nghề mây tre đan ở huyện Hòa Thành là một ngôi làng tiêu biểu nhất trong sản xuất mây tre đan, tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và tinh xảo, phát huy sáng tạo đưa sản phẩm làng nghề dần đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật mây tre đan.
Một số sản phẩm được làm từ mây tre của huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh
Những nguyên liệu chính từ vườn tre, lồ ô, mây, nứa được đưa vào sản xuất mây tre đan. Theo nghề “cha truyền con nối”, nhiều hộ dân tại các phường Long Thành Trung và xã Long Thành Nam của huyện Hòa Thành gắn bó với nghề sản xuất thủ công mây tre đan. Tại Hợp tác xã mây tre số 2 Long Thành Nam có khoảng 40 hộ tham gia với 65 lao động, sản phẩm làm ra chủ yếu là cần xé, thang tre, bàn, ghế tre.
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống, làng nghề mây tre ở Hòa Thành chủ yếu được làm thủ công với nhiều công sức của người nghệ nhân, một số sản phẩm cần làm thủ công từ công đoạn bắt đầu đến khi ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Hiện nay, hợp tác xã cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ hàng chục nghìn sản phẩm, đạt doanh thu từ 3-5 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho các xã viên có tay nghề ở địa phương.
Nghề thủ công mang đậm nét văn hóa của Tây Ninh, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của miền Tây ngày càng đổi mới về mẫu mã, kiểu dáng và chất liệu, từng bước chinh phục những thị trường khó tính. Không chỉ giúp giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi nông thôn sau vụ mùa mà còn khai thác tốt nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
Đề án phát triển ngành nghề của hợp tác xã tập trung vào mục tiêu cụ thể: xây dựng một nhà trưng bày các sản phẩm mây tre và mỹ nghệ, đầu tư lại trang thiết bị máy móc cho hợp tác xã và các thành viên.
Hợp tác xã đặt mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề trong việc tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bởi phát triển các sản phẩm mỹ nghệ từ mây tre còn được xem là một giải pháp khả thi cho việc giữ gìn nghề đan lát, trước thực tế nguồn nguyên liệu đang dần khan hiếm. Đây cũng là một hướng đi thích hợp khi Tây Ninh đang đẩy mạnh phát triển du lịch.
Hòa Thành phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường từ cây tre theo đơn đặt hàng của các nhà hàng, khách sạn dùng làm đồ trang trí hoặc làm quà tặng. Hợp tác xã hiện nay thường nhận những đơn hàng gia công các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre như chụp đèn, bàn ghế, giỏ trái cây. Vào những lúc cao điểm như dịp cuối năm khi thị trường tiêu dùng tăng mạnh thì hoạt động của làng nghề càng trở nên nhộn nhịp.
Lợi thế các sản phẩm của làng nghề là hầu hết đều làm bằng thủ công, nguyên liệu từ tre, trúc vừa thân thiện với môi trường, vừa có độ bền cao. Đặc biệt, các sản phẩm của làng nghề được xuất khẩu sang một số thị trường như Đài Loan, Pháp và một số nước Châu Phi nên việc tăng giá trị cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại huyện Hòa Thành đang được quan tâm. Để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển của ngành nghề mây tre, tạo sức bật cho nghề mây tre đan Hòa Thành, tỉnh cũng như địa phương đã có những chủ trương nhằm tạo bước đi vững cho nghề mây tre; đặt mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Tây Ninh thu hút hơn 5 triệu lượt khách tham quan, doanh thu du lịch tăng bình quân từ 17%/năm trở lên, mức tăng trưởng bình quân từ 8-10%/năm.
Tây Ninh đã đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng môi trường du lịch, xác định các điểm tham quan trọng điểm nhằm kết nối, lan tỏa và hệ thống lại danh mục các lễ hội đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh nhằm đưa ra cách thức thực hiện, tập trung quảng bá, khai thác có hiệu quả các giá trị, các yếu tố văn hóa, lịch sử, chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch, làng nghề du lịch, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch mới mang nét đặc trưng văn hóa độc đáo của địa phương.