Gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu: Cơ hội, thách thức và triển vọng mới

Việt Nam từ lâu đã được biết đến là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Sản phẩm gạo Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn góp mặt ở nhiều thị trường lớn, trong đó có các quốc gia châu Âu. Áo với dân số 9 triệu người và tỷ lệ người châu Á chỉ chiếm 2% nhưng với chất lượng ngày càng được nâng cao cùng các tiêu chuẩn sản xuất hiện đại, gạo Việt Nam đang khẳng định vị thế mới và mở rộng ảnh hưởng trên thị trường này.

Thị trường Áo và nhu cầu về gạo

Áo là một quốc gia nằm ở Trung Âu, có dân số khoảng 9 triệu người. Tuy không phải là quốc gia tiêu thụ gạo truyền thống như các nước châu Á, nhưng trong những năm gần đây, nhu cầu về gạo tại Áo đã gia tăng, nhất là trong bối cảnh người dân quan tâm hơn đến sức khỏe, xu hướng ăn chay, và phong cách ẩm thực đa dạng hóa. Gạo trở thành lựa chọn ưu tiên cho các món ăn như sushi, risotto, cơm chiên, và nhiều loại thực phẩm châu Á khác.

Bảng: Tình hình sản xuất và tiêu dùng gạo của Áo

Giá trị (tấn) 2019/20 2020/21 2021/22 2022/23 2023/24
Sản xuất 157 189 273 271 287
Tồn kho đầu kỳ 4,180 10,710 7,253 11,078 9,014
Tồn kho cuối kỳ 10,710 7,253 11,078 9,014 5,915
Nhập khẩu 64,299 56,240 62,607 58,346 62,869
Xuất khẩu 6,326 5,286 4,955 6,181 9,156
Sử dụng trong nước 51,600 54,600 54,100 54,500 57,100
Làm thức ăn cho gia súc 1,500 1,500 1,500 1,500 1,500
Chế biến 4,600 6,600 6,100 6,500 8,100
Tiêu dùng cho người 45,500 46,500 46,500 46,500 47,500
Tiêu thụ bình quân đầu người (kg) 5 5 5 5 5
Mức độ tự cung tự cấp (%) 1