Gạo Ngọc Trai – Thanh Hà từng bước tạo dựng uy tín trên thị trường.

Gạo Ngọc Trai là một trong những loại gạo nổi tiếng tại tỉnh Thanh Hóa, được sản xuất theo công nghệ mới, hiện đại và đảm bảo chất lượng. Sau một thời gian sản xuất, gạo Ngọc Trai đã dần khẳng định được uy tín trên thị trường và được nhiều khách hàng ưa chuộng, tin dùng.

Nông sản tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa là gạo. Trong những năm qua, nhờ có sự phối hợp giữa chính quyền và hộ sản xuất mà gạo xứ Thanh đã ngày càng khẳng định được thương hiệu và vị trí trên thị trường. Một số thương hiệu gạo nổi tiếng như Thanh Hương 2, Tâm Phú Hưng hay Ngọc Trai.

Thanh Hóa có diện tích lớn, thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng lúa, người dân cần cù chịu khó và có truyền thống trồng lúa lâu đời. Hàng năm, có khoảng 231 nghìn ha lúa được gieo cấy, mang lại sản lượng đạt khoảng 1,4 triệu tấn, trong đó có hơn 150 nghìn ha lúa thâm canh cho năng suất và chất lượng cao. Nhận thấy được tiềm năng, thế mạnh và cơ hội phát triển, tỉnh đã đề ra nhiều chính sách, cơ chế để hỗ trợ bà con nông dân trồng lúa, sản xuất gạo theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ sau khi triển khai, tỉnh đã có gần 200 chuỗi liên kết và cung ứng lúa gạo trên địa bàn, như 70 ha lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Hà Trung, 200 ha lúa tại huyện Nông Cống, đều được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Quy trình sản xuất gạo tại tỉnh được thực hiện khép kín, các hoạt động sấy, xay sát, đóng gói và bảo quản đều được giám sát kỹ càng, nhờ đó việc tiêu thụ cũng thuận lợi và dễ dàng hơn trước đây.

Gạo Ngọc Trai là một loại gạo tiềm năng của tỉnh Thanh Hóa. Tên gạo thể hiện cho hình ảnh những hạt gạo là tinh túy của đất trời, được chăm bón kỹ càng từ bàn tay người nông dân, từ bước chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch đều áp dụng công nghệ hiện đại để tạo nên những hạt gạo trắng, thơm, dẻo, bùi. Gạo Ngọc Trai được sản xuất từ những vùng lúa chất lượng cao, được trồng tập trung tại xã Đồng Thắng (huyện Triệu Sơn), với tổng diện tích đạt hơn 105 ha. Một số giải pháp được thực hiện đồng bộ để sản xuất gạo Ngọc Trai như:

* Quy hoạch các vùng trồng mẫu lớn thông qua sự hỗ trợ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp;

* Cung ứng vật tư nông nghiệp để người dân được sản xuất;

* Các cán bộ tư vấn, hỗ trợ người dân về kỹ thuật và khoa học, các phương thức xử lý sâu bệnh hại trong quá trình cây lúa sinh trưởng và phát triển.

Lúa tươi sau khi thu hoạch sẽ được thu mua và mang về nhà máy sấy trong khoảng 12 – 14 tiếng, độ thủy phân dưới 14%. Tiếp theo sẽ thực hiện công đoạn xay sát và chế biến gạo, đảm bảo nguyên hàm lượng dinh dưỡng sẵn có. Cuối cùng người làm cho gạo vào hầm nạp liệu, tách trấu, tấm, sạn và tách màu, tiến hành đóng gạo vào túi 10kg để mang đi phân phối.

Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm, cơ sở sản xuất còn chú trọng đến khâu thiết kế bao bì, nhãn mác, giúp cho sản phẩm trở nên ấn tượng hơn, với tông màu chủ đạo là màu trắng đại diện cho sản phẩm, điểm nhấn là hình ảnh hạt gạo nằm trong con trai giúp tăng độ nhận diện. Việc đầu tư vào hình thức của sản phẩm giúp gạo Ngọc Trai dễ dàng tiếp cận người dùng và tăng độ uy tín trên thị trường. Gạo Ngọc Trai đã được “Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP” tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao và thống nhất đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Hướng phát triển thị trường cho sản phẩm Gạo Ngọc Trai

Để mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm gạo Ngọc Trai, các cơ sở sản xuất và chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Gạo Ngọc Trai - Thanh Hà từng bước tạo dựng uy tín trên thị trường.

* Một là: Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo về quy trình trồng và chăm sóc nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP; đảm bảo hạt gạo đạt vệ sinh an toàn thực phẩm;

* Năng lực cạnh tranh của gạo Ngọc Trai với các loại gạo truyền thống khác vẫn còn yếu. Vì vậy, hộ sản xuất cần chú trọng nâng cao thương hiệu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp và liên kết với chính quyền địa phương trong hoạt động truyền thông, chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm, tuần hàng hóa… nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Việc xây dựng một website riêng cũng là cách để tuyên truyền sản phẩm có hiệu quả.

* Không ngừng học hỏi, tìm tòi, tận dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào dây chuyền sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng gạo.

© Tuyên bố bản quyền