Chanh không hạt mở ra cơ hội mới cho người dân xã Linh Sơn, Lâm Đồng.

Cây chanh không hạt phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Liêng Srônh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nếu như trước đây người dân ở xã Liêng Srônh phụ thuộc nhiều vào cây cà phê thì hiện nay mô hình trồng thuần hay trồng xen chanh không hạt trên diện tích trồng cà phê đang dần khẳng định giá trị.

Cây chanh không hạt đã được đem trồng ở Liêng Srônh từ những năm 2010. Nhận thấy chanh không hạt phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, mang lại giá trị kinh tế cao nên người dân nơi đây đã chia sẻ kinh nghiệm cho hàng xóm của mình. Đến nay, nhiều gia đình luôn giữ vững và mở rộng diện tích trồng chanh không hạt. Bên cạnh đó, chính quyền huyện Đam Rông cũng đã xây dựng mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp người dân tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống.

Khi bước vào giai đoạn trưởng thành, mỗi cây chanh có thể cho năng suất 80 – 100 kg/năm. Để mô hình chanh không hạt phát triển bền vững, năng suất, mang lại giá trị kinh tế cao, người dân cần nắm bắt được các kỹ thuật trồng và chăm sóc, đặc biệt là khâu chọn giống. Bên cạnh học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, người dân Lâm Đồng cũng chủ động tìm tòi, tham khảo các mô hình trồng chanh không hạt ở miền Tây để hiểu biết thêm về các loại bệnh của cây.

Lãnh đạo xã Liêng Srônh cho biết, bên cạnh cây cà phê thì các loại cây công nghiệp lâu năm như chanh, bưởi, sầu riêng cũng được người dân trên địa bàn xã đưa vào trồng và cho giá trị kinh tế cao. Đặc biệt cây chanh không hạt được nhiều người lựa chọn. Các mô hình trồng thuần hoặc trồng xen chanh không hạt trong vườn cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân.

Chanh không hạt được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì có trái to, vỏ mỏng, vị chua và thơm hơn các giống khác. Hội Nông dân xã Liêng Srônh đã khuyến khích người dân thay đổi suy nghĩ, tập quán canh tác để thử sức với loại cây trồng mới này.

Để cây chanh không hạt có thể phát triển tốt, người dân cần phải chăm sóc thường xuyên, vất vả hơn cà phê rất nhiều, nhưng đổi lại chanh không hạt cho thu hoạch quanh năm, mỗi tháng hái khoảng 2 đợt. Chính vì vậy mà thu nhập của người dân trồng chanh không hạt được nâng cao.

Đến nay, xã Liêng Srônh có khoảng 20 ha trồng chanh không hạt, trong đó có 5 ha của 16 hộ gia đình dân tộc thiểu số. Nhận thấy chanh không hạt là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần cây cà phê nên chính quyền xã đã tổ chức các đợt tham quan để bà con học hỏi từ những mô hình có năng suất cao. Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông cũng hỗ trợ người dân về mặt kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Chính vì vậy, đến nay hầu hết các vườn chanh không hạt đều cho thu hoạch ổn định, năng suất cao.

Định hướng phát triển cây chanh không hạt

Đối với một số hộ dân, chanh không hạt là giống cây trồng mới. Mặc dù chanh không hạt không khó trồng nhưng yêu cầu công chăm sóc nhiều và phải nắm vững kỹ thuật thì mới cho năng suất và chất lượng tốt. Một số bà con dân tộc thiểu số có diện tích sản xuất nhỏ lẻ nên có sản lượng thấp và chất lượng chưa đồng đều, vì vậy họ thường bán cho thương lái với mức giá thường xuyên dao động. Hiện nay, Hội Nông dân xã vẫn tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nhân rộng diện tích trồng chanh, làm theo những hộ có hiệu quả cao. Từ đó, sẽ tạo điều kiện để tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và tìm các chuỗi liên kết giúp ổn định đầu ra để bà con yên tâm hơn trong quá trình sản xuất.

Chanh không hạt mở ra cơ hội mới cho người dân xã Linh Sơn, Lâm Đồng.

Để chanh không hạt trở thành một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, chính quyền địa phương cần quy hoạch và có lộ trình cụ thể trong việc phát triển giống cây trồng này. Vận động tuyên truyền người dân trồng cây theo định hướng. Ngoài vận động người dân tăng sản lượng chanh cũng cần để ý tránh tình trạng ồ ạt, cung lớn hơn cầu làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của chanh không hạt và đời sống của người dân. Có như vậy thì sản phẩm chanh không hạt mới trở thành cây trồng mang tính bền vững ở địa phương.

© Tuyên bố bản quyền