Chanh dây khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế tại Gia Lai.

Mô hình sản xuất chanh dây đã đem lại hiệu quả khả quan, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Gia Lai. Chanh dây là một trong bốn loại quả, cùng với chuối, bơ và sầu riêng được tỉnh quy hoạch vào nhóm xuất khẩu chủ lực, khẳng định hiệu quả kinh tế mang lại là rất lớn.

Toàn tỉnh Gia Lai có khoảng 21.500 ha cây ăn quả, riêng chanh dây có khoảng 4.500 ha. Dự kiến đến năm 2025 diện tích chanh dây toàn tỉnh sẽ tăng lên 20.000 ha, lớn nhất cả nước.

Chanh dây Gia Lai

Với năng suất bình quân hiện tại khoảng 40 tấn/ha và với khoảng 4.000 ha cho thu hoạch, Gia Lai có sản lượng chanh dây khoảng 160 ngàn tấn sản phẩm/năm.

Để đáp ứng việc tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ số lượng lớn chanh dây, một số nhà đầu tư lớn như Doveco Gia Lai đã tổ chức việc xây dựng vùng nguyên liệu thông qua mối quan hệ gắn kết với HTX và các hộ dân.

Người dân đã áp dụng kỹ thuật công nghệ trong sản xuất và phòng chống dịch bệnh, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định khắt khe tại các thị trường quốc tế. Đến nay, trình độ sản xuất của người dân đã được nâng cao, tăng năng suất và đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng, giúp người dân trong xã có nguồn thu nhập cao hơn.

Không chỉ được tiêu thụ nhiều trong nước mà chanh dây còn được xuất khẩu nên người dân có nguồn thu nhập khá ổn định. Do đó đây là một trong bốn loại quả, cùng với chuối, bơ và sầu riêng được tỉnh quy hoạch vào nhóm xuất khẩu chủ lực. Riêng chanh dây, đây là loại cây trồng cho lợi nhuận cao, từ 350 – 400 triệu đồng/ha giúp nâng cao đời sống cho người dân.

Chanh dây trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây chanh dây phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Hiệu quả kinh tế từ cây chanh dây mang lại ổn định là một trong những yếu tố quan trọng để UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển sản xuất rau, hoa, cây ăn quả đến năm 2030 và định hướng đến năm 2040.

Chanh dây khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế tại Gia Lai.

UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong đó xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ cây ăn quả do các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác… hình thành vùng sản xuất tập trung. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, trong giai đoạn 2022-2025, toàn tỉnh sẽ trồng khoảng 20.000 ha/năm và đến năm 2030 đạt khoảng 30.000 ha. Đây là cơ hội lớn để cây chanh dây khẳng định thế mạnh trong phát triển kinh tế của các địa phương trong tỉnh.

Chanh dây là loại cây ăn quả có vị trí thứ 17 trong số các loài cây ăn quả có quy mô diện tích sản xuất lớn ở Việt Nam. Đây là loại quả mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, tạo công ăn việc làm và mang lại nguồn thu đáng kể cho nhiều người dân, doanh nghiệp. Chanh dây là cây trồng hàng hóa mới phát triển nhưng định hướng thị trường xuất khẩu là chủ yếu và thị trường khá rộng rãi. Trong đó chiếm trên 80% là sản phẩm sơ chế, chế biến cao hơn nhiều loại trái cây khác nên có khả năng bảo quản, tồn trữ, tránh được rào cản về kiểm dịch thực vật, tăng xuất khẩu.

Việc trồng, chế biến chanh dây hiện còn một số hạn chế, trong đó việc nhân giống và kỹ thuật canh tác chưa được quan tâm nghiên cứu, đầu tư đầy đủ; là cây trồng dễ bị các loại dịch hại tấn công, trong khi năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng do quy trình canh tác, thực hành nông nghiệp tốt chưa được áp dụng phổ biến dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao.

Để việc phát triển sản xuất cây chanh dây bền vững thì quy mô diện tích trồng chanh dây phải phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, địa bàn trồng và sản xuất phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai, truyền thống canh tác của các địa phương.

Trong thời gian tới địa phương sẽ chủ trương xây dựng đề án phát triển cây chanh dây. Trong đó, có quy hoạch diện tích, vùng phát triển cây chanh dây, đưa ra quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc cây chanh dây phù hợp với từng địa phương. Cùng với đó là xây dựng tiêu chuẩn về sản xuất cây chanh dây, chú ý đến mã số vùng trồng, tiêu chuẩn cơ sở, tổ chức trồng rải vụ quanh năm để liên tục có nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho nhà máy chế biến.

© Tuyên bố bản quyền