Chăm sóc Long Khánh cần mở rộng mô hình VietGap để phát triển thương hiệu.

Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng chôm chôm lớn nhất cả nước, Long Khánh là nơi trồng nhiều chôm chôm nhất Đồng Nai. Đặc điểm thổ nhưỡng tại đây cho quả chôm chôm ngon và ngọt nổi tiếng, các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, chỉ dẫn địa lý đang tạo điều kiện rất tốt cho đầu ra của Chôm chôm Long Khánh. Song diện tích chôm chôm tại Long Khánh đạt tiêu chuẩn VietGap còn khiêm tốn, điều này cũng đã khiến cho việc xây dựng các thương hiệu chôm chôm mạnh ở Long Khánh gặp khó khăn.

Lợi thế của chôm chôm Long Khánh

Do đặc điểm về đất đai, thổ nhưỡng nên chôm chôm được trồng ở khu vực Long Khánh được chia làm 2 loại là chôm chôm sớm và chôm chôm chính vụ. Chôm sớm được thu hoạch từ đầu tháng 5 còn chôm chôm chính vụ thì bắt đầu thu hoạch vào đầu tháng 7. Việc thu hoạch vào hai vụ khiến cho việc trồng chôm chôm ở Long Khánh có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đồng Nai có hơn 11 nghìn ha trồng chôm chôm lớn nhất cả nước. Đồng Nai có 6,7 nghìn ha được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó Long Khánh có gần 2,5 nghìn ha.

Đăng ký thành công nhãn hiệu hàng hóa tập thể và ký hợp đồng với siêu thị của Nhật Bản đã mở ra hướng phát triển mới cho thương hiệu trái cây Long Khánh, giúp nông dân yên tâm chăm sóc tốt vườn cây, tăng năng suất và chất lượng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho trái cây đặc sản địa phương. Bên cạnh đó, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh giúp cho người tiêu dùng biết thông tin về nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm; nhờ đăng ký chỉ dẫn địa lý này mà các nhà vườn sẽ có điều kiện mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; các cơ quan quản lý cũng nâng cao vai trò trong kiểm tra chất lượng nội bộ, tiêu thụ, bảo quản và quảng bá sản phẩm.

Từ đó giúp tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là những bước chuẩn bị để thương hiệu chôm chôm Long Khánh phát triển mạnh trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, tránh việc lạm dụng, giả mạo thương hiệu gây thiệt thòi cho người tiêu dùng và nông dân.

Thu hoạch chôm chôm tại Long Khánh, Đồng Nai

Chăm sóc Long Khánh cần mở rộng mô hình VietGap để phát triển thương hiệu.

Khó khăn đối với chôm chôm Long Khánh là ở nhận thức của người trồng trọt

Chôm chôm là sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Đồng Nai, nhất là chôm chôm vùng Long Khánh, có chất lượng trái ngon và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, đến nay loại trái cây đặc sản này vẫn chưa có ưu thế cạnh tranh cao trên thị trường. Chính vì vậy, việc nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm chôm chôm Long Khánh là rất cần thiết.

Hiện nay mặc dù chôm chôm tróc ở Long Khánh, Đồng Nai đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, mở ra nhiều cơ hội cho bà con nông dân nhưng tình trạng người dân chặt bỏ chôm chôm tróc đang xảy ra. Song lại gặp khó khăn ở đầu ra khi mà người trồng chôm chôm tróc phải theo tiêu chuẩn VietGAP mới đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Mặc dù được sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía địa phương, cơ quan ban ngành song diện tích được hướng dẫn mô hình trồng theo chuẩn VietGAP là chưa cao, chưa được nhân rộng.

Chôm chôm Long Khánh đã có chỉ dẫn địa lý, xây dựng được vùng chôm chôm VietGAP nhưng hiện chủ yếu vẫn bán trôi nổi cho thương lái, nên vẫn tạo ra tình trạng giá không ổn định cho đầu ra.

Theo một người trồng chôm chôm tại Long Khánh, từ khi được cấp chứng nhận VietGAP đến nay, hợp tác xã có ký được một số hợp đồng cung cấp hàng vào trung tâm thương mại hoặc cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng kênh tiêu thụ chính của chúng tôi vẫn là thương lái và chôm chôm VietGAP không được mua với giá cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường.

Một số giải pháp cho việc mở rộng diện tích VietGAP với chôm chôm Long Khánh, xây dựng thương hiệu bền vững và tìm đầu ra ổn định

Cần nhân rộng hơn nữa mô hình VietGAP cho chôm chôm Long Khánh: Chôm chôm tróc rất được các thị trường quốc tế ưa chuộng với chất lượng tốt, tuy nhiên điều kiện cần là phải được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và mô hình này mặc dù đã được địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiều chương trình hỗ trợ trồng theo quy hoạch VietGAP nhưng thực tế mô hình này chưa được nhân rộng. Tại Long Khánh Đồng Nai thì diện tích VietGAP cho chôm chôm là rất khiêm tốn dù tổng diện tích trồng chôm chôm lớn nhất cả nước. Khó khăn trong việc mở rộng là từ nhận thức của người trồng.

Do vậy phía địa phương và bộ ngành liên quan cần nhiều hơn những chương trình tuyên truyền, hỗ trợ cho người trồng hiểu và có kiến thức về VietGAP qua nhiều kênh. Ngoài ra các chương trình khuyến nông như hỗ trợ vốn, thuốc trừ sâu, phân bón, máy móc và công nghệ cho trồng trọt cần được duy trì và linh hoạt hơn. Để tránh lãng phí, nông dân không nên đầu tư làm chứng nhận GAP một cách tràn lan. Nông dân chỉ làm khi đã có đơn vị bao tiêu và họ yêu cầu làm chứng nhận. Vì hiện nông sản xuất khẩu vào các thị trường khó tính doanh nghiệp cũng không đòi hỏi phải có các chứng nhận GAP, chỉ cần mẫu test đạt yêu cầu. Do vậy cần sự tư vấn và hỗ trợ kỹ từ các chuyên gia cho những diện tích đăng ký VietGAP để có thành công.

© Tuyên bố bản quyền