Bắc Kạn mong muốn trở thành trung tâm chăn nuôi mới của cả nước.

Tỉnh Bắc Kạn lên kế hoạch xây dựng nhiều khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn, phụ trợ đi theo là công nghiệp chế biến thịt và nhà máy thức ăn chăn nuôi.

Làm đường lâm nghiệp giúp nâng cao giá trị rừng trồng

Sản xuất theo hướng hữu cơ, hàng loạt mô hình cho hiệu quả cao

Lần đầu tiên rượu men lá xuất sang Nhật Bản

Bắc Kạn mong muốn trở thành trung tâm chăn nuôi mới của cả nước.

Chăn nuôi trâu, bò ngóng thị trường

Hiện tỉnh Bắc Kạn có 17 dự án chăn nuôi lợn được cấp phép, trong đó có 5 dự án đã đi vào hoạt động. Ảnh: Đào Thanh.

Thiên thời – Địa lợi

Theo ông Trần Công Hòa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Kạn, địa phương đang thảo luận về việc xây dựng những khu chăn nuôi tập trung có quy mô lớn, theo hướng chế biến thịt trong nước và xuất khẩu.

Kèm theo đó là việc thu hút vào lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, tỉnh Bắc Kạn cũng đang đi theo hướng đó, từ đó mới làm gia tăng nguồn thu cho ngân sách. Tỉnh không khuyến khích việc chỉ mở trang trại chăn nuôi, vừa tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, vừa hạn chế về nguồn thu từ thuê đất, tiền thuế do chính sách ưu đãi sản xuất nông nghiệp.

Bắc Kạn rất thuận lợi để phát triển về lĩnh vực này, cụ thể: tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên rộng lớn, người thưa, với gần 90% diện tích đất tự nhiên là đồi núi và đất rừng; tỉnh Bắc Kạn chỉ cách trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của miền Bắc Kạn như Hà Nội hơn 100km, Thái Nguyên hơn 40km, Bắc Ninh hơn 80km và cách sân bay Nội Bài hơn 70km, cảng đường thủy Đa Phúc 65km. Có một phần lớn đất sản xuất nông nghiệp của người dân Bắc Kạn là ruộng khô, ruộng 1 vụ, phù hợp với trồng cây các loại cây ngô, đậu tương, sắn,… là nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nếu thực hiện được việc chăn nuôi tập trung, với từ hơn 50 trang trại chăn nuôi lợn, tổng đàn sẽ lên đến hàng triệu con sẽ giúp Bắc Kạn trở thành trung tâm chăn nuôi của cả nước và tham vọng là cả khu vực Đông Nam Á. Từ đó những lĩnh vực sản xuất công nghiệp đi theo như: chế biến thịt, chế biến thức ăn, chế biến phân từ chất thải lợn… điều đó sẽ đem lại nguồn doanh thu không lồ cho tỉnh Bắc Kạn.

Nhưng để quy hoạch được quỹ đất rộng vài ngàn ha tập trung là rất khó, do liên quan tới rừng tự nhiên, nguồn nước, đất núi đá nhiều. Thứ hai là công tác phòng bệnh cũng phải được các chuyên gia cho ý kiến, tránh để xảy ra thảm họa dịch bệnh trong chăn nuôi. Theo đó có thể xây dựng phương án thực hiện nhiều khu vực khác nhau, có tính liên kết, nhưng phải đảm bảo về môi trường, cách xa điểm tập trung dân cư theo quy định.

Ông Nguyễn Ngọc Cương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Kạn cho biết, việc xây dựng chăn nuôi theo hướng tập trung tại Bắc Kạn hiện mới chỉ mang tính chất ý tưởng, còn để thực hiện được là rất khó. Nhưng nếu đi đúng hướng, người dân trên địa bàn tỉnh sẽ được hưởng lợi, các nhà máy chế biến thức ăn tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Bắc Kạn, tạo công ăn việc làm cho đông đảo người lao động trên địa bàn.

Hình ảnh một trang trại lợn thông qua camera giám sát. Ảnh: Đào Thanh.

Thực trạng hiện tại trong lĩnh vực chăn nuôi lợn

Bắc Kạn hiện tại trên địa bàn mới chỉ có 5 dự án chăn nuôi lợn đã hoàn thành và đi vào hoạt động. UBND tỉnh Bắc Kạn cũng chấp thuận chủ trương đầu tư cho 12 dự án khác, hiện đang thực hiện các thủ tục về đất đai, môi trường, xây dựng các hạng mục công trình. Nhìn chung, tiến độ triển khai thực hiện các dự án chăn nuôi lợn do doanh nghiệp đầu tư cơ bản đều chậm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Hầu hết các trang trại lợn đã đi vào hoạt động sản xuất chăn nuôi đều có kiến nghị của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường. Mặc dù đã được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và xử lý vi phạm, doanh nghiệp đã khắc phục nhưng vẫn không triệt để, nhất là đối với những trang trại chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện.

Ba dự án trên địa bàn huyện Chợ Mới, gồm: dự án trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghệ cao; dự án trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghệ cao và dự án trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản công nghệ cao, mặc dù đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện.

Dự án trang trại chăn nuôi lợn sạch khép kín tại thôn Đông Piầu đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa hoàn thiện các thủ tục quy định và đang được xem xét chấm dứt hoạt động.

Dự án trại lợn nái và lợn thịt siêu nạc vẫn chưa được triển khai giai đoạn tiếp theo mặc dù giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động.

Ngoài chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu, bò cũng là lĩnh vực tiềm năng ở tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Đào Thanh.

Tiềm năng phát triển chăn nuôi trâu, bò quy mô trang trại

Không chỉ có lĩnh vực chăn nuôi lợn, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng đã có một số trang trại chăn nuôi trâu, bò được thực hiện tại các huyện Chợ Mới, Bạch Thông, Na Rì, Ngân Sơn và Pác Nặm.

Một trong những mô hình chăn nuôi bò thành công tại tỉnh Bắc Kạn là trang trại của anh Nguyễn Trọng Thắng. Anh Thắng đã thuê 2ha đất để thực hiện việc chăn nuôi, trong đó có 2.000m2 dành cho việc xây dựng chuồng trại và 1,8ha để trồng cỏ voi.

Chủ động nguồn thức ăn cho trâu, bò tại Bắc Kạn. Ảnh: Đào Thanh.

Ban đầu trang trại có 89 con, đến nay, tổng số bò đã được nâng lên thành 170 con. Nhờ có kiến thức, anh đã tự làm thụ tinh nhân tạo cho bò. Chính nhờ tự chủ được nguồn thức ăn chăn nuôi mà trang trại vẫn phát triển tốt, tăng đàn liên tục.

Chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng và trồng cỏ là mô hình mới lạ với phần lớn người dân tỉnh Bắc Kạn, vốn dựa vào chăn thả và không tự chủ về nguồn thức ăn. Nhiều người đã học tập theo, tận dụng đất quanh nhà để trồng cỏ, không chỉ nuôi trâu, bò mà còn cho gia cầm và cá.

© Tuyên bố bản quyền