Triển vọng xuất khẩu hạt tiêu của các địa phương thuộc vùng miền núi, vùng sông suối, và vùng xa.

Hạt tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của nước ta với tổng diện tích khoảng hơn 131,8 nghìn hecta. Trong đó, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng với 6 tỉnh trọng điểm gồm: Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia Lai. Ngoài ra, còn có các vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có thương hiệu lâu nay và Lâm Đồng, Bình Thuận.

Diện tích, sản lượng và năng suất hạt tiêu Việt Nam

Năm

Tổng diện tích (Nghìn ha)

Diện tích thu hoạch (Nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Năng suất (tạ/ha/năm)

2017

152,0

93,5

252,6

27,0

2018

147,5

107,6

262,7

24,4

2019

140,2

111,1

264,8

23,8

Triển vọng xuất khẩu hạt tiêu của các địa phương thuộc vùng miền núi, vùng sông suối, và vùng xa.

2020

149,8

112,9

270,2

23,9

2021

140,0

125,4

280,3

22,4

2022

131,8

119,9

269,9

22,5

Với diện tích trồng và sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới, Việt Nam là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới. Theo đánh giá của Hiệp hội Hạt tiêu quốc tế, quy mô thị trường hạt tiêu đen toàn cầu ước đạt trị giá 4.184,2 triệu USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép là 4,1% trong giai đoạn 2022 – 2028. Song song đó, xu hướng sử dụng chất điều vị tự nhiên gần đây cũng đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường tiêu đen toàn cầu. Do đó, ngành tiêu vẫn là ngành có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, để các sản phẩm tiêu của Việt Nam khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới một cách bền vững, ngành Hạt tiêu Việt Nam sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức lớn trong tương lai.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 167,92 nghìn tấn, trị giá 540,13 triệu USD, tăng 18,1% về lượng, nhưng giảm 15,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam có sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt tiêu. Trong bối cảnh xuất khẩu hạt tiêu sang Mỹ và EU giảm, ngành hạt tiêu đã đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ, Hàn Quốc.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2023, đạt 29,23 nghìn tấn, trị giá 117,33 triệu USD. Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới do nhu cầu ngày càng tăng đối với hạt tiêu sử dụng làm thực phẩm sinh hoạt và sử dụng để khử trùng trong các sản phẩm làm đẹp. Trong 7 tháng đầu năm 2023, do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, lạm phát duy trì ở mức cao khiến nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu của Mỹ giảm. Mức giảm này được cho là diễn ra trong ngắn hạn bởi hạt tiêu là thực phẩm quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của người dân và cũng là nguyên liệu quan trọng đối với ngành sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội tại thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ rào cản thương mại, chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp, đặc biệt là Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ và những biện pháp để tránh sai phạm, nâng cao giá trị sản phẩm.

© Tuyên bố bản quyền