Khai thác giá trị cây dược liệu từ sâm cau Yên Hòa, Hà Giang.
Cây sâm cát hiện đang sinh trưởng, phát triển tốt tại xã Yên Hà, tỉnh Hà Giang, mang lại triển vọng giúp người dân có thêm hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Chính quyền xã Yên Hà sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển cây sâm cát để tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh sản phẩm dược liệu Hà Giang.
Sâm cát được biết đến nhiều với tên sâm nam, ngưu đại lực, sơn liên ngâu… chứa nhiều thành phần dược tính cao, được xem là một trong những loại dược liệu quý hiếm và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sâm cát là một trong những cây dược liệu được trồng nhiều tại tỉnh Hà Giang.
Hà Giang xác định phát triển dược liệu với định hướng và các chính sách hỗ trợ đã đánh thức tiềm năng vùng dược liệu Đông Bắc. Điều này cũng tạo thuận lợi và thu hút nhiều doanh nghiệp và người dân tham gia trồng, sản xuất, chế biến dược liệu với quy mô, sản lượng ngày càng lớn.
Với mong muốn trở thành trung tâm dược liệu của cả nước, Hà Giang xác định dược liệu là loại cây có giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây, chính quyền các cấp đã và đang có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển mở rộng diện tích trồng cây dược liệu tại các xã: Sủng Là, Sảng Tủng, Ma Lé, thị trấn Phố Bảng, Phố Cáo, Phố Là, Yên Hà… Đồng thời, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, đẩy mạnh phát triển cây trồng có thế mạnh của tỉnh như sâm cát để tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh sản phẩm dược liệu. Một số doanh nghiệp đã liên kết với người dân xã Yên Hà trồng cây dược liệu làm thức ăn, làm thuốc, thực phẩm chức năng.
Hiện tại có khoảng 5 ha cây sâm cát được trồng phát triển tốt ở Yên Hà. Việc liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và HTX, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng giống, phân bón bằng 50% giá trị đầu tư trồng sâm.
Sâm cát trong tương lai còn có thể đạt năng suất cao hơn khi HTX chịu trách nhiệm chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, cũng như cách thức canh tác, khâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm loại cây này cho người dân. Hiện tại, giá sâm cát tươi thu hái tại vườn đang được doanh nghiệp thu mua dao động từ 150 – 200 ngàn đồng/kg.
Phát triển bền vững sâm cát bằng chuỗi liên kết, mô hình canh tác sâm cát ở xã Yên Hà đang giúp người dân có thêm hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Đối với thời gian trồng và thu hoạch sâm cát là 3 năm rưỡi/chu kỳ. Trên mỗi ha đất có thể trồng được khoảng 10 nghìn cây sâm cát. Tùy theo mức độ chăm sóc, năng suất sâm cát thu hoạch tại xã Yên Hà dao động từ khoảng 1,5 – 3 kg củ tươi. Sau 1 chu kỳ trồng sâm cát cho năng suất từ 15 đến 20 tấn/ha.
Không những thu mua toàn bộ sâm củ, doanh nghiệp còn thu mua tối đa toàn bộ thân, lá. Lợi nhuận thu được trên mỗi ha trồng sâm cát khoảng 340 triệu đồng/ha/năm. Người dân cũng thu hoạch hoa của cây sâm cát để làm trà, một cây có thể cho thu hoạch khoảng 200-300 gam hoa khô. Với hiệu quả kinh tế cao đang thu hút nhiều người dân Yên Hà chuyên tâm vào trồng sâm.
Hình ảnh lá và hoa sâm cát Yên Hà, tỉnh Hà Giang
Xã Yên Hà định hướng dược liệu là cây trồng mũi nhọn, phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó với lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, mô hình trồng cây dược liệu sâm cát của nhiều gia đình ở Yên Hà đang hứa hẹn mở ra cơ hội làm giàu, góp phần bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý. Hiện cây sâm cát đã được trồng quy mô hàng hóa, được doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Cây dược liệu sâm cát đem lại thu nhập ổn định, do đó việc đầu tư về giống, phân bón, nilon che phủ, tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc đã được huyện hỗ trợ để giúp người dân thuận lợi trong chuyển đổi sang trồng cây dược liệu. Bên cạnh đó huyện còn hỗ trợ người dân vay vốn đầu tư sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tiêu thụ sản phẩm.
Ngành thực phẩm chức năng tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và thị trường này đang thu hút nhiều doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 gây nhiều ảnh hưởng lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ như thiết bị y tế, thì thực phẩm chức năng lại có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh. Và sâm cát là một loại thảo dược khá tiềm năng cho ngành sản xuất thực phẩm chức năng tương lai, điều này mang đến triển vọng thuận lợi cho việc khai thác giá trị từ cây sâm cát xã Yên Hà, tỉnh Hà Giang.
Xác định sản xuất thành vùng dược liệu lớn, đầu ra là rất quan trọng cùng với lợi ích đem lại từ sâm cát, UBND xã Yên Hà liên hệ với các doanh nghiệp, thành lập HTX trồng dược liệu làm cơ sở pháp lý để tổ chức, dẫn dắt người dân trong xã đưa cây sâm cát trồng thành vùng hàng hoá theo chuỗi liên kết. Việc liên kết và từng bước mở rộng diện tích trồng sâm với doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành cây làm giàu ở xã vùng cao Hà Giang, tạo ra bước tiến nhảy vọt trong phát triển kinh tế ở Yên Hà.