Phát triển bền vững ngành du lịch tại Lâm Đồng
Nhu cầu tơ tằm trong nước và trên thế giới ngày càng cao đang mở ra cơ hội phát triển lớn đối với ngành dâu tằm tơ Lâm Đồng. Để phát triển ngành dâu tằm tơ theo hướng sản xuất hiệu quả, bền vững, cần hình thành vùng nguyên liệu dâu tằm ổn định, nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dâu tằm tơ.
Tỉnh Lâm Đồng là nơi sản xuất chính dâu tằm, chiếm 70% diện tích dâu tằm và 90% sản lượng tơ lụa của Việt Nam. Kế hoạch phát triển của tỉnh Lâm Đồng hết năm 2020 sẽ đạt 6.200 – 6.500 ha dâu; đồng thời, đưa vào sản xuất các giống dâu, giống tằm mới có năng suất cao, thay thế các giống cũ.
Theo Đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ của tỉnh Lâm Đồng, mục tiêu đến năm 2023, diện tích trồng dâu tằm toàn tỉnh Lâm Đồng đạt khoảng 9.500 – 10.000 ha. Trong đó, diện tích sử dụng giống dâu mới, dâu lai khoảng 8.100 – 8.500 ha, diện tích trồng dâu ứng dụng công nghệ cao khoảng 1.900 – 2.000 ha; sản lượng lá dâu đạt 200.000 – 210.000 tấn, sản lượng kén khoảng từ 14.000 – 14.500 tấn; sản lượng tơ tằm đạt 1.800 – 1.900 tấn.
Trồng dâu nuôi tằm ở Lâm Đồng
Trong những năm qua, Lâm Hà trở thành huyện đứng đầu tỉnh Lâm Đồng về diện tích và sản lượng trồng dâu nuôi tằm. Lâm Hà đã và đang hình thành các vùng trồng dâu, nuôi tằm tập trung, hình thành các làng nghề ươm tơ dệt lụa tại vùng Tân Hà và thị trấn Nam Ban.
Diện tích dâu tằm huyện Lâm Hà cao nhất trong tỉnh Lâm Đồng với khoảng 4.000 ha. Diện tích dâu, năng suất và sản lượng lá tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Lâm Hà phát triển nghề nuôi tằm ươm tơ.
Lâm Hà đã xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ để phát triển bền vững nghề trồng dâu nuôi tằm. Nhiều người dân đã chuyển đổi cây trồng năng suất thấp sang nuôi tằm nhờ cách thức nuôi tằm, giống dâu mới đem lại năng suất, chất lượng cao, nguồn thu từ kén lớn.
Tơ tằm hướng tới trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Trong quy trình sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng thì trứng tằm được xem là khâu quan trọng nhất để sản xuất. Do vậy nghề trồng dâu, nuôi tằm cần được tập trung thành những vùng chuyên canh, có quy hoạch riêng và tuân thủ những tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt để đạt năng suất tối ưu.
Điểm thuận lợi với việc phát triển tơ tằm của Việt Nam là diện tích và sản lượng tơ tằm hàng năm tăng khoảng 8,8%, trong khi các nước có truyền thống sản xuất tơ lụa như Trung Quốc, Thái Lan do quá trình công nghiệp hóa nên giảm cả về diện tích và sản lượng tơ tằm.
Để tận dụng lợi thế này, Lâm Đồng cần tập trung nâng cao nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực sản xuất dâu tơ tằm, tổ chức các chương trình đào tạo về dâu tằm, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho ngành dâu tơ tằm. Để tăng khả năng cạnh tranh tơ lụa của Việt Nam với các thị trường khác trên thế giới, Lâm Đồng cần có các cải tiến công nghệ, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đồng thời cần phải nghiên cứu lai tạo giống phù hợp, xây dựng vùng sản xuất tập trung; tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp thu công nghệ mới, chủ động sản xuất trứng tằm giống mang thương hiệu Việt Nam thay thế giống phải nhập khẩu; cần quy hoạch phát triển sản xuất dâu tằm theo hướng gắn vùng nguyên liệu với nhà máy, gắn nhà máy với người trồng dâu, nuôi tằm, hướng tới tơ tằm trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần phát triển kinh tế.
Ngành tơ lụa tạo ra lợi nhuận lớn nên có xu hướng nhiều nước trên thế giới quay trở lại đầu tư cho ngành này. Do đó, không chỉ xuất khẩu sợi tơ thô mà Việt Nam cần hướng đến sản xuất lụa để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Vùng nguyên liệu dồi dào tại Lâm Đồng với lượng tơ tằm chất lượng cao do được đẩy mạnh chế biến sản phẩm kén tằm để nâng cao giá trị; áp dụng giống dâu mới, công nghệ sản xuất mới thì Việt Nam sẽ là thị trường lớn và tiềm năng trong việc xuất khẩu lụa tơ tằm ra thế giới.