Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hồ tiêu tại tỉnh Bình Phước

Bình Phước là thủ phủ hồ tiêu, diện tích tiêu của Bình Phước hơn 17.000 ha hồ tiêu, vượt xa quy hoạch hơn 7.000 ha. Sản lượng bình quân hàng năm là hơn 30.000 tấn; trong đó có 10.000 tấn được đặt hàng thu mua xuất khẩu. Bên cạnh đó, Bình Phước nổi tiếng với thương hiệu hồ tiêu Lộc Ninh. Năm 2014, hồ tiêu Lộc Ninh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Lộc Ninh” và bảo vệ tổng thể tại Việt Nam.

Cây tiêu có mặt ở Bình Phước từ rất sớm, do nhiều điều kiện tự nhiên phù hợp với nó. Tính đến nay, diện tích tiêu toàn tỉnh là trên 17 ngàn ha, cho sản lượng trên 30.000 ngàn tấn/năm, dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng.

Trong 10 huyện/thị xã của tỉnh Bình Phước thì Lộc Ninh được mệnh danh là thủ phủ của cây tiêu với diện tích khoảng 4.000 ha, chiếm trên 40% diện tích tiêu cả tỉnh nhưng sản lượng chiếm gần 50%. Diện tích tiêu của Lộc Ninh tập trung ở các xã Lộc An, Lộc Thạnh, Lộc Quang, Lộc Hòa và Lộc Tấn.

Hồ tiêu là một trong những loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao được phát triển rộng từ lâu. Nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu trên thế giới không ngừng gia tăng, trong khi cây tiêu chỉ thích hợp ở vùng nhiệt đới. Do đó, tiêu là nông sản xuất khẩu quan trọng của một số nước châu Phi, châu Mỹ và châu Á, trong đó có Việt Nam.

Mở rộng thêm nhiều mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững, hơn 10.000 tấn hồ tiêu ở Bình Phước được cam kết tiêu thụ.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, ngày 3/12/2018 tỉnh đã có buổi làm việc với đại diện Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam về tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hồ tiêu của tỉnh.

Theo Tổ chức sáng kiến Thương mại bền vững Hà Lan, Công ty Nedspice Việt Nam đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất tiêu bền vững tại Bình Phước. Cùng đó, công ty này cũng đang có kế hoạch mở rộng thêm nhiều mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền các cấp tỉnh Bình Phước.

Qua buổi làm việc, Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam cam kết thu mua hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước với sản lượng tiêu thụ khoảng 10.000 tấn trong niên vụ năm 2018, chiếm 1/3 tổng sản lượng hồ tiêu trên “thủ phủ” tỉnh này.

Theo thống kê, hiện có 1.500 nhà nông trồng hồ tiêu ở Bình Phước tham gia vào các dự án do Nedspice áp dụng đúng kỹ thuật cho 60 câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu bền vững với tổng diện tích lên đến 2.100 ha. Cùng đó, người dân tham gia vào dự án sản xuất hồ tiêu đạt theo tiêu chuẩn châu Âu sẽ được thưởng thêm 5.000 đồng/kg; đồng thời cộng thêm nhiều ưu đãi khác.

Sản xuất hồ tiêu bền vững là phải đáp ứng bộ tiêu chí khắt khe như khi tham gia nhà nông được hướng dẫn kỹ thuật ngay tại vườn; xét nghiệm chất lượng hồ tiêu của từng hộ để đánh giá về hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Quy định sản phẩm đạt loại A thường được thu mua với giá cao hơn thị trường và được thưởng thêm tiền.

UBND tỉnh Bình Phước đánh giá cao năng lực của Nedspice đã đồng hành với nhà nông tỉnh nhà về phát triển cây hồ tiêu và tiêu thụ sản phẩm và mong muốn phía đơn vị Nedspice tích cực hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất tiêu bền vững, tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý tiêu Bình Phước.

Theo tỉnh Bình Phước khuyến khích nông dân trồng hồ tiêu tăng cường liên kết chuỗi sản xuất, tạo ra sản phẩm đáp ứng cao yêu cầu của đơn vị thu mua tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, để sản xuất hồ tiêu bền vững thì yêu cầu nên sản xuất nông nghiệp của Bình Phước phải đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thay đổi tư duy, nhận thức của người sản xuất; phương thức canh tác; hướng đến canh tác hữu cơ, canh tác theo đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Diện tích tăng nhanh nhưng sản lượng tiêu Bình Phước sụt giảm.

Từ năm 2016 đến nay, diện tích hồ tiêu của Bình Phước đã tăng thêm hơn 700 ha, đứng thứ 3 cả nước. Tuy nhiên, mưa nhiều và dịch bệnh khiến sản lượng tiêu sụt giảm hơn 40% so với năm 2017.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, do các năm trước giá hồ tiêu tăng cao nên nông dân ồ ạt trồng tiêu khiến diện tích loại cây trồng này tăng nhanh, từ 16.452 ha năm 2016 lên 17.178 ha hiện nay (tăng 726 ha); đứng thứ 3 cả nước sau Đăk Lắk, Đăk Nông.

Niên vụ 2016 – 2017, sản lượng tiêu Bình Phước 33.676 tấn. Tuy nhiên sản lượng tiêu vụ 2017 – 2018 chỉ còn 18.736 tấn; giảm hơn 40% so với năm 2017.

Theo UBND huyện Lộc Ninh, từ cuối năm 2016 đến nay, mưa trái mùa xuất hiện thường xuyên trên diện rộng đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng ra bông của hồ tiêu, đặc biệt là giống tiêu Vĩnh Linh. Toàn tỉnh hiện trồng khoảng 70% giống tiêu Vĩnh Linh, còn lại là các giống Ấn Độ, tiêu trung, tiêu sẻ.

Giá tiêu giảm, người dân ít chăm sóc và đầu tư nên sâu bệnh phát triển mạnh.

Tổng chi phí trồng tiêu tốn khoảng 145 triệu đồng/ha; cho năng suất bình quân 2,8 tấn/ha. Như vậy, giá thành sản xuất 1 kg tiêu khoảng 52.000 đồng, chưa tính khấu hao giai đoạn kiến thiết cơ bản. Hiện, giá tiêu giảm mạnh, dao động từ 55.000 – 58.000 đồng/kg cũng là nguyên nhân khiến nông dân ít chăm sóc và đầu tư làm sâu bệnh phát triển mạnh.

Năm 2018, toàn tỉnh Bình Phước có hơn 570 ha hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, làm sản lượng tiêu giảm đáng kể, tập trung ở các huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đốp, Hớn Quản.

Hỗ trợ chính sách và định hướng của tỉnh Bình Phước để phát triển hồ tiêu một cách bền vững.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, ngày 26/11/2018 đã diễn ra hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững trên địa bàn tỉnh”. Qua đó, UBND tỉnh Bình Phước đề nghị “4 nhà” đồng hànhgỡ khó để ngành hồ tiêu khởi sắc trong thời gian tới.

Trước đây, giá hạt tiêu tăng cao nên nông dân đầu tư mở rộng, làm cho diện tích tiêu tăng nhanh chóng. Qua hội thảo để tăng giá trị hồ tiêu Bình Phước, sản phẩm phải thâm nhập được các thị trường khó tính, như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Hà Lan nhưng đòi hỏi khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và truy xuất nguồn gốc. Do đó, phải thay đổi phương thức canh tác, hướng đến canh tác hữu cơ và doanh nghiệp thu mua sản phẩm của nông dân tuân thủ quy trình nghiêm ngặt với giá cao hơn so với thị trường, tạo nên phong trào sản xuất tiêu chất lượng trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh đề nghị các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tìm kiếm thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp các huyện, thị hướng dẫn nông dân chăm sóc tiêu theo hướng hữu cơ; phòng chống và kiểm soát hiệu quả bệnh chết nhanh, chết chậm.

Định hướng phát triển, nâng cao vị thế thương hiệu và hướng đến sản xuất quy mô lớn hồ tiêu tỉnh Bình Phước.

Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hồ tiêu tại tỉnh Bình Phước

Điều cốt lõi để nâng cao thu nhập cho người trồng tiêu hiện nay không chỉ dừng lại ở việc xây dựng được nhãn hiệu mà phải biết bảo vệ và phát huy giá trị nhãn hiệu đó và trở thành một thương hiệu uy tín trên thị trường. Theo đó, quy hoạch vùng sản xuất, có giống sạch bệnh. Việc thu hoạch và chế biến sau thu hoạch cũng cần được quan tâm đầu tư nhằm giúp người dân nâng cao giá trị sản phẩm. Muốn làm được thì người dân trồng tiêu phải gắn kết để tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm hiệu quả.

Trong những năm gần đây, cây hồ tiêu ở tỉnh Bình Phước liên tục tăng trưởng nóng nhưng thiếu yếu tố bền vững. Trước thực trạng đó, các cơ quan quản lý chuyên ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để cây hồ tiêu có thể phát triển căn cơ và tiến đến nền sản xuất quy mô lớn.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, nhằm đưa cây hồ tiêu từng bước đi vào quỹ đạo phát triển bền vững, sản xuất với quy mô lớn và hiện đại, Dự án Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững, do Tổ chức Phát triển Hà Lan – SNV, Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước đã được thực hiện.

Dự án đã mang lại một số kết quả khả quan cho bà con sản xuất tiêu như: Hình thành được 24 câu lạc bộ sản xuất tiêu bền vững ở ba huyện (Bù Đốp, Lộc Ninh, Hớn Quản); tập huấn kỹ thuật và các nguyên tắc canh tác tiêu bền vững theo tiêu chuẩn R.A (Rainforest Alliance; là tiêu chuẩn để tiêu xuất khẩu được vào châu Âu và các thị trường khác) cho hơn 700 nông dân; 523 nông hộ (với diện tích 635,35 ha) được chứng nhận thực hành và tuân thủ tốt các nguyên tắc R.A. Bên cạnh đó, dự án đã kết nối các kênh tiêu thụ sản phẩm tiêu đạt chuẩn cho các câu lạc bộ tham gia dự án với Nedspice Việt Nam; đồng thời góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu của hồ tiêu Bình Phước và được đối tác, khách hàng quốc tế đánh giá cao.

Theo UBND huyện Lộc Ninh (“thủ phủ” cây hồ tiêu của Bình Phước), hai hợp tác xã hồ tiêu sạch đã ra đời là HTX Lộc Phát và HTX Quyết Chí. Đây là hai HTX kiểu mới, được thành lập theo chủ trương của Tỉnh ủy Bình Phước nhằm hỗ trợ nông dân trồng tiêu tăng cường sản xuất theo mô hình sản xuất lớn, tạo ra sản phẩm sạch, bảo đảm đủ sức cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường quốc tế. Hai HTX này sẽ áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật tiên tiến cho cây hồ tiêu, đồng nhất về cây giống, cách chăm sóc, bón phân sinh học và áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước để làm ra sản phẩm sạch, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Nedspice Việt Nam đã ký kết hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm hồ tiêu sạch của các xã viên thuộc hai HTX.

Theo Nedspice Việt Nam, sẽ tiếp tục kéo dài và mở rộng Dự án Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững đến năm 2020, liên kết khoảng 2.000 hộ trồng tiêu, thu mua 3.000 tấn tiêu đạt yêu cầu.

Thời gian tới, Dự án Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững sẽ tiếp tục triển khai việc hỗ trợ 24 câu lạc bộ sản xuất tiêu bền vững, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới theo chiều sâu để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, khảo sát và thành lập thêm câu lạc bộ nông dân trồng tiêu tham gia dự án, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu hồ tiêu bảo đảm chất lượng, đạt tiêu chuẩn R.A. Cùng với đó, tăng cường mối liên kết giữa các đối tác công – tư nhằm tích cực hỗ trợ các hoạt động của dự án. Đẩy mạnh công tác khuyến nông để chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho nông dân, nhất là việc đưa những ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật (như mô hình tưới tiết kiệm) vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hồ tiêu đồng thời ứng phó với tình hình hạn hán ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, phát triển hồ tiêu bền vững là định hướng trọng tâm của ngành nông nghiệp tỉnh trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ và của tỉnh.

Theo đó, hồ tiêu được xác định là sản phẩm cho giá trị kinh tế cao, mang tính chiến lược. Đến năm 2020, Bình Phước sẽ ổn định diện tích cây hồ tiêu ở 14.500 ha, năng suất đạt 3,2 tấn/ha, phân bố hợp lý ở những vùng có điều kiện thuận lợi. Sử dụng giống có chất lượng cao, ít sâu bệnh, có khả năng chống chịu với sâu bệnh. Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch hồ tiêu theo tiêu chuẩn 10 TCN 915:2006 và VietGAP. Về liên kết sản xuất, hỗ trợ nông dân hình thành HTX kiểu mới, trước mắt hình thành các tổ hợp tác, HTX trên cơ sở các CLB sản xuất tiêu bền vững; tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh, giúp nông dân liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp để có đầu ra ổn định cho hồ tiêu, nhằm nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân.

UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan gấp rút ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ người nông dân tham gia các HTX. Cụ thể, hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đối với các xã viên là người dân tộc thiểu số; các hộ không phải đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ 50% kinh phí; các hộ đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt vẫn sẽ được hỗ trợ vật tư tương ứng.

© Tuyên bố bản quyền