Mở rộng diện tích Khu du lịch Cà Mau kết hợp với du lịch sinh thái tại Hậu Giang.

Nhờ đầu ra ổn định và thương hiệu Khóm Cầu Đúc Hậu Giang ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, người dân tỉnh Hậu Giang yên tâm đầu tư, mở rộng diện tích trồng khóm. Bên cạnh đó, tỉnh Hậu Giang còn kết hợp mô hình du lịch sinh thái nhằm giới thiệu và quảng bá thương hiệu Khóm Cầu Đúc với du khách.

Cánh đồng khóm Cầu Đúc Hậu Giang

Nhờ thuận lợi về điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, tỉnh Hậu Giang thích hợp cho phát triển đa dạng chủng loại nông sản nhiệt đới. Ngoài thế mạnh về cây lúa, Hậu Giang còn có thế mạnh về các loại trái cây ăn quả, trong đó phải kể đến khóm Cầu Đúc Hậu Giang.

Khóm Cầu Đúc Hậu Giang nổi tiếng cả nước nhờ vị ngọt thanh, thịt màu vàng sậm, ít xơ, ít nước, ăn giòn và ngọt. Bên cạnh đó, khóm Cầu Đúc cho năng suất cao, có giá trị cao về kinh tế.

Khóm Cầu Đúc Hậu Giang nghịch vụ được mùa, được giá

Khóm Cầu Đúc được trồng tập trung ở 2 xã Tân Tiến và Hỏa Tiến của Thành phố Vị Thanh và xã Vĩnh Viễn của huyện Long Mỹ. Thời gian thu hoạch chính vụ vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch hàng năm, nghịch vụ thường vào khoảng tháng 7 – 8. Vụ mùa khóm Cầu Đúc kéo dài từ 1,5 tháng đến 2 tháng.

Đầu năm 2020, giá khóm giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ và vận chuyển gặp khó khăn. Tuy nhiên, khóm Cầu Đúc Hậu Giang nghịch vụ được mùa, được giá. Khóm Cầu Đúc được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap cho năng suất, chất lượng cao, tiêu thụ ổn định và giá cao hơn.

Hiện diện tích trồng khóm Cầu Đúc của Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Thắng có gần 200 ha, được sản xuất theo hướng an toàn. HTX sử dụng phân bón và thuốc hữu cơ nên cây ít bệnh, năng suất cao và giá thành sản phẩm cao hơn từ 100 – 200 đồng/kg so với khóm trồng theo phương pháp truyền thống. Khóm Cầu Đúc Hậu Giang sản xuất theo hướng công nghệ cao cho năng suất từ 18 – 20 tấn/ha/vụ, thời gian trồng từ lúc ra hoa đến lúc thu hoạch là 4 tháng.

Vụ thu hoạch khóm nghịch vụ năm 2020, giá khóm Cầu Đúc loại 1 (từ 1 kg/trái trở lên) được thương lái thu mua tại ruộng là 10.000 – 11.000 đồng/trái; khóm loại 2 có giá là 6.500 đồng/trái, tăng gấp khoảng 2 lần so với những năm trước. Với mức giá này, người trồng khóm thu lãi khoảng 50 – 60 triệu đồng/năm/ha (sau khi trừ các chi phí).

Ngoài tiêu thụ tại thị trường nội địa, khóm Cầu Đúc Hậu Giang xuất khẩu sang các thị trường như Nga và các nước Đông Âu. Sản phẩm được chế biến từ khóm Cầu Đúc rất đa dạng, có giá trị kinh tế cao như: Nước ép khóm, khóm sấy khô không tẩm đường, kẹo khóm, mứt khóm, rượu khóm, nước giải khát có ga. Bên cạnh đó, lá khóm được chế biến thành sợi, bột giấy, còn bã làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc.

Mở rộng diện tích Khu du lịch Cà Mau kết hợp với du lịch sinh thái tại Hậu Giang.

Để phát triển sản phẩm khóm Cầu Đúc Hậu Giang trên thị trường, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm khóm Cầu Đúc của tỉnh Hậu Giang” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý sẽ mở ra tiềm năng phát triển mới cho cây khóm, trở thành mô hình điểm trong xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các nông sản đặc sản có giá trị kinh tế cao của tỉnh.

Mở rộng diện tích trồng khóm Cầu Đúc kết hợp với du lịch sinh thái

Tỉnh Hậu Giang cũng xác định khóm là một trong những cây trồng kinh tế chủ lực, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Về dài hạn, cây khóm Cầu Đúc có tiềm năng để giúp người dân vươn lên làm giàu nếu được đầu tư một cách có bài bản và có sự kết hợp chặt chẽ giữa người dân, cơ quan quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Để thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang được nhiều người biết đến, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với các ngành liên quan xây dựng khu du lịch sinh thái Khóm Cầu Đúc. Qua đó có thể giới thiệu và quảng bá thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang với khách du khách trong và ngoài nước, đồng thời đây cũng là một trong những kênh giúp đẩy mạnh tiêu thụ khóm và sản phẩm từ khóm.

Nguồn: VITIC tổng hợp

© Tuyên bố bản quyền